Phát huy tối đa lợi thế về đất đai để phát triển mạnh sản xuất
Thủ tướng yêu cầu toàn ngành NN&PTNT bằng mọi giải pháp phát huy tối đa lợi thế về đất đai để phát triển mạnh sản xuất lương thực, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn với tháo gỡ khó khăn, tạo cơ chế thủ tục thuận lợi nhằm tiêu thụ hết sản phẩm nông nghiệp. Đây là biện pháp thiết thực góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.
Báo cáo của Bộ NN&PTNT khẳng định: 2008 là năm nông nghiệp được mùa, lĩnh vực nông thôn tiếp tục phát triển toàn diện. Giá trị tăng thêm và sản lượng nông, lâm, thủy sản đều tăng so với năm ngoái. Riêng sản lượng lúa tăng 2,7 triệu tấn là mức tăng cao nhất từ trước tới nay; sản lượng thủy sản cũng đạt trên 4,5 triệu tấn, vượt kế hoạch đề ra đến năm 2010. Các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đóng góp hơn 16 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 6 sản phẩm đạt trên 1 tỉ USD là cà phê, cao su, gạo, đồ gỗ, tôm và cá tra. Hiệp hội lương thực Việt Nam khẳng định: lĩnh vực xuất khẩu gạo trong năm 2008 thành công đối với cả nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân. Các địa phương, doanh nghiệp và các hiệp hội còn tập trung phân tích những tác động của suy thoái kinh tế thế giới đến nền nông nghiệp nước ta; đưa ra dự báo và đề xuất các biện pháp khắc phục khó khăn nhằm tiếp tục duy trì sản xuất và phát triển thị trường nông sản…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương toàn ngành NN&PTNT và bà con nông dân trong cả nước đã nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, giá cả tăng cao phát triển mạnh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp rất lớn, thiết thực vào thành tựu kinh tế-xã hội chung của đất nước trong năm 2008. Nổi bật là sản lượng lúa, ngô, thủy sản, diện tích cao su, cà phê, kim ngạch xuất khẩu… không chỉ tăng cao mà còn vượt trước kế hoạch phát triển 5 năm đến 2010.
Thủ tướng cũng chỉ rõ những mặt còn hạn chế mà ngành NN&PTNT cần tập trung khắc phục, đó là tăng trưởng của ngành thiếu bền vững; sức cạnh tranh của các sản phẩm còn thấp; công tác dự báo, quy hoạch, quản lý trong nhiều lĩnh vực còn nhiều bất cập; nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa thiếu, vừa yếu; chính sách phát triển nguyên liệu chưa gắn kết với kế hoạch sản xuất, đời sống và thu nhập của người dân vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn….
Thủ tướng nhấn mạnh, khó khăn trong năm 2009 đòi hỏi toàn ngành NN&PTNT phải quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện đồng bộ, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 2009, trong đó trọng tâm là 5 giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành NN&PTNT tính toán duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu; cụ thể hóa từng mặt hàng nông nghiệp cần sự hỗ trợ của nhà nước; lập đề án xây dựng hệ thống kho chứa khoảng 4 triệu tấn lúa phục vụ thu mua và dự trữ gạo; hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua mặt hàng thủy sản xây dựng các kho lạnh để bảo quản sản phẩm, góp phần đảm bảo ổn định đầu ra cho người nông dân; tích cực mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, gắn với hỗ trợ xúc tiến thị trường trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thủ tướng chỉ đạo ngành NN&PTNT rà soát và thực hiện quyết liệt công tác giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản đối với các công trình nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trong lĩnh vực này. Chính phủ sẵn sàng ứng trước vốn 2010 cho các công trình, dự án sắp hoàn thành.
Trong nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, Thủ tướng yêu cầu ngành NN&PTNT tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hiện có và các chính sách mới ban hành, nhất là các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 134, 135, hỗ trợ xây dựng khoảng 500.000 nhà ở cho người nghèo trong 2 năm tới và thực hiện có hiệu quả Chương trình của Chính phủ hỗ trợ 61 huyện nghèo nhất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu ngành NN&PTNT tập trung rà soát, nâng cao công tác quản lý và chất lượng hoạt động của các nông, lâm trường; chủ động, thường xuyên cập nhật tình hình nâng cao chất lượng dự báo; đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống giảm nhẹ thiên tai, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường; chủ động cung cấp thông tin chính thống, kịp thời cho các cơ quan báo chí.
Thủ tướng cũng yêu cầu ngành NN&PTNT chủ trì xây dựng đề án và tập trung triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn./.
Xung đột I-xra-en -Ha-mát: Tiến trình hoà bình bên bờ đổ vỡ  (29/12/2008)
Châu Á 2008: Năm của những kỳ vọng bất thành  (29/12/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 22-12 đến 28-12-2008)  (29/12/2008)
Bước phát triển đột phá ở Phú Yên  (29/12/2008)
Châu Á 2008: Năm của những kỳ vọng bất thành  (29/12/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay