Sau trận mưa lịch sử vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm nay (2008), chẳng riêng Hà Nội mà nhiều tỉnh ở miền Bắc đã bị ngập úng kéo dài, gây thiệt hại lớn về người và của. Vấn đề thoát nước nói chung và thoát nước ở đô thị trở thành bức xúc, buộc chúng ta không thể thờ ơ.

Hà Nội chưa có quy hoạch thoát nước chung, điều đó đã rõ, vì Hà Nội vừa mới được mở rộng. Hiện nay, các cơ quan chức năng, các nhà quy hoạch đang soạn thảo nhiệm vụ quy hoạch chung để trình Chính phủ; sau khi đề bài được duyệt, sẽ mời các chuyên gia tư vấn nước ngoài lập quy hoạch cụ thể, trong đó có quy hoạch thoát nước. Như vậy, phải còn rất lâu mới khớp nối được quy hoạch thoát nước giữa phần cũ và phần mới mở rộng. Nhưng, ngay đối với quy hoạch thoát nước của Hà Nội cũ cũng tồn tại nhiều vấn đề phải bàn.

Quy hoạch phải có tầm nhìn xa

Tuy chỉ là vấn đề thoát nước nhưng nó có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và phải có giải pháp tổng hợp.

Làm công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch thoát nước nói riêng cần phải có tầm nhìn dài hơi, phải có dự báo đầy đủ. Hiện nay chúng ta mới chỉ làm quy hoạch đến năm 2015 - 2020 như vậy là tầm nhìn quá ngắn. Có ý kiến cho rằng trận mưa kéo dài vừa qua là to nhất, lớn nhất, cứ lấy số liệu này mà tính toán. Đó chỉ là ý chủ quan. Trong thiết kế tính toán, người ta phải lấy số liệu thống kê cả trăm năm.

Bằng những thiết bị đo đạc chính xác, người ta đã chứng minh được rằng, Trái đất ngày một nóng lên và sẽ làm tan băng ở 2 cực cũng như ở trên các núi cao, và kết quả là, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ dâng cao.

Hà Nội - phố thành sông

Theo dự báo đáng tin cậy của Tổ chức khí tượng CSIRO áp dụng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì nhiệt độ tăng tương ứng ở Việt Nam vào các năm 2010, 2050, 2070 là: từ 0,3 đến 0,5 độ C; từ 1,1 đến 1,8 độ C và từ 1,5 đến 2,5 độ C. Vào thời gian này, nước biển tăng tương ứng là 9 cm; 33 cm và 45cm. Nước biển dâng làm diện tích đất bị thu hẹp do ngập lụt, xói lở và xâm nhập mặn tăng lên. Hậu quả này không chỉ các hệ sinh thái ven biển gánh chịu mà còn tác động xấu đến các công trình kết cấu hạ tầng của nhiều ngành như năng lượng, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, đặc biệt ở các đô thị ven biển và các đô thị ở vùng đồng bằng châu thổ các sông Hồng và sông Cửu Long.

Bốn vấn đề cần quan tâm trong thiết kế quy hoạch thoát nước

Thứ nhất, cốt san nền. Vấn đề cốt nền lâu nay bị buông lỏng, không ai quản cốt san nền, người dân tự ý xây nhà với nền cao thấp khác nhau, do vậy bất kể đất cao, thấp như thế nào cũng đều xây nhà được. Trên thế giới hiện nay và ngay cả từ thời Pháp thuộc cũng đã có quy định rõ ràng: Không ai được phép xây dựng nhà nếu như chưa được Sở Kiều lộ ( Sở Công chính) cấp giấy về cốt nền. Nền các ngôi nhà phải đảm bảo bằng hoặc cao hơn cốt được cấp. Như vậy, ở khu vực thấp hơn cốt quy định thì không được phép xây nhà. Trận ngập úng vừa qua cho thấy: mặc dù nước mặt đường đã rút hết nhưng tại các ngõ ngách vẫn còn bị ngập nặng, có nơi tới gần 1m.

Thứ hai, cây xanh, bãi cỏ, vườn hoa. Ai cũng biết cây xanh có nhiều lợi ích, giảm lượng bụi, cung cấp ôxy, hấp thụ tiếng ồn... Đặc biệt là, cây xanh có khả năng lưu trữ một phần nước mưa trên cây, giữ cho mặt đất xốp cùng với hệ thống rễ cây đâm sâu xuống đất, giúp cho nước mưa thấm nhanh xuống đất, làm giảm và làm chậm tốc độ nước chảy tràn, giảm lượng nước úng ngập trong đô thị. Hà Nội (cũ) có quá ít cây xanh, trung bình 17 người mới có một cây xanh, trong khi đó thành phố Hàng Châu của Trung Quốc, mỗi người có 200 cây xanh. Cây của Hà Nội lại phân bố không đều, vì thế không đóng góp được nhiều cho việc thoát nước.

Thứ ba, mặt hèMặt hè bị bê tông hoá gần hết nên không còn khả năng tự thấm nước, thêm vào đó, mật độ xây dựng dày đặc làm cho nước mưa tự ngấm rất khó khăn... Ở Tây Âu đã mắc sai lầm khi bê-tông hoá, nhựa hoá hai bên bờ sông Xen, sông Đa-nuýp... nên đã từng bị ngập lụt lớn. Người ta dự tính nếu mật độ xây dựng và lượng cây xanh, vườn hoa thảm cỏ đảm bảo tiêu chuẩn thì lượng nước mưa tự ngấm ở các đô thị có thể đạt đến 50% đến 60%, còn lại 40% đến 50% mới chảy ra cống thoát. Nếu sử dụng loại gạch lát vỉa hè không có mạch vữa cũng sẽ tăng hiệu quả tự thoát nước. Nước mưa ngấm tự nhiên xuống lòng đất làm tăng lượng nước ngầm, bổ sung cho các giếng khoan của nhà máy nước một lượng nước hữu ích.

Công trình Chân Kây (Hàn Quốc)
sau khi hoàn tất
Thứ tư, sông suối, ao hồ, kênh rạch.
Đây là những công trình đ­ược hình thành từ bao đời, được tạo ra bởi thiên nhiên, và con ngư­ời. Chúng có chức năng không thể phủ nhận, chẳng những là chỗ dựa của con ngư­ời mà còn là chỗ dựa của bao loài sinh vật. Trong nhiều năm lại đây, trư­ớc tình hình đô thị phát triển, đất ít người nhiều, chúng cứ bị lấp dần, mất dần. Nếu không bị lấp hết thì cũng bị thu hẹp lại dòng chảy; thay thế vào đấy là các ngôi nhà cao tầng, thấp tầng mọc lên..., vì thế chức năng thoát nước đã bị hạn chế. Hà Nội và nhiều đô thị khác trong cả nước cũng đang mắc phải căn bệnh này.

Việc này trên thế giới cũng đã từng xảy ra. Có thể nêu một ví dụ điển hình ở Hàn Quốc, đã từng phải trả giá về việc này. Từ kinh nghiệm bản thân, hiện nay thành phố Xơ-un - Thủ đô của Hàn Quốc đã cấm việc đào núi, lấy đất ruộng, san lấp hồ ao, kênh rạch. Nhiều hồ, sông bị san lấp nay bắt buộc phải đào lại. Có một công trình có thể nói là rất lớn đã được làm như­ thế: Công trình Chân Kây.

Chân Kây trư­ớc là một con kênh chỉ rộng chừng 15m chạy giữa Xơ-un, dài gần 50 cây số, đầu vào và đầu ra đều từ sông Hàn, giống nh­ư sông Tô Lịch của Hà Nội, hay kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè của Thành phố Hồ Chí Minh. Khi Xơ-un phát triển, kênh bị lấn chiếm, n­ước xả ra làm ô nhiễm, hôi thối, rồi cuối cùng là bị san lấp hoàn toàn. Ở trên dòng kênh cũ đó, nhà cửa đã mọc lên. Có 22 vạn dân sống ở khu vực này. Xí nghiệp, chợ búa, cửa hàng lên tới con số vạn cái. Thậm chí, có một đoạn đ­ường tàu điện nổi cũng chạy qua khu vực này. Cứ t­ưởng như vậy là việc đã rồi, không thể đảo ngược, dẫu trời mư­a nư­ớc mư­a không có lối thoát. Như­ng, một quyết định táo bạo đã đ­ược đ­ưa ra: Phải đào lại con kênh đã bị lấp, phải khơi thông, trả lại dòng chảy nh­ư đã vốn có. Phải biến con kênh này trở thành một dòng suối mát trong lành, hai bên bờ có rừng cây, bãi cỏ, bờ kênh, ghế đá, có đường dọc, cầu ngang... đáp ứng cho cả triệu ngư­ời nghỉ ngơi th­ư giãn. Phải di dân, tái định cư­ cho 22 vạn ngư­ời, phải di dời 6 vạn cơ sở sản xuất dịch vụ , phải dịch chuyển đ­ường tàu điện. Ch­ưa kể đến vốn xây dựng, chỉ cần việc di dời giải phóng mặt bằng đã tốn kém biết chừng nào. Đư­ợc biết, Thị trư­ởng Xơ-un đã phải. Có trên 3000 cuộc gặp dân, đối mặt với hàng chục cuộc biểu tình lớn phản đối của c­ư dân ở đó... Phải nói, đó là một cái giá rất đắt trả cho tầm nhìn thiển cận trư­ớc đó. Với quyết tâm cùng và món tiền khổng lồ đã chi ra, xơ-un đã đ­ược đền bù xứng đáng: Ngày khánh thành, dòng nư­ớc trong mát từ sông Hàn chảy vào thông suốt 50 cây số dọc kênh Chân Kây, hàng chục vạn ng­ười, kể cả Thị tr­ưởng, Tổng thống đều xắn quần lội bộ tung tăng đùa giỡn trên dòng n­ước mát. Xơ-un đã có một công viên dài 50 cây số, lá phổi của Thủ đô Hàn Quốc và không còn phải lo lắng mỗi khi có mư­a lớn.

Từ thực tế của nước bạn, chúng ta cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm khi xây dựng quy hoạch thoát nước ở Thủ đô Hà Nội và cả nước./.