Việt Nam - trọng trách nặng nề, vinh dự lớn lao!
Vào lúc 11h36 phút (giờ Niu Óoc), ngày 16-10, tại Trụ sở Liên hợp quốc, với 183/190 phiếu bầu, Việt Nam chính thức trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 – 2009. Đây là một tỷ lệ áp đảo: hơn 96%. Ngoài Việt Nam, Lybia và Burkina Faso cũng đã được bầu là thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an, Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008-2009. Kết quả này khẳng định sự tín nhiệm cao của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á đối với Việt Nam. Đây cũng là minh chứng khẳng định uy tín và vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế.
Với vị thế mới, Việt Nam không chỉ vươn lên về tầm cao trong quan hệ ngoại giao, mà với trọng trách mới, Việt Nam sẽ có những tiếng nói quan trọng tại Liên Hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ thể hiện lập trường của mình vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, của khu vực châu Á - nhóm nước đã chọn Việt Nam và tín nhiệm làm đại diện duy nhất của mình ứng cử vào ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, và vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Trong bối cảnh loài người đang phải đối mặt với nhiều điểm nóng trên thế giới như hiện nay, cộng đồng quốc tế khi bỏ lá phiếu bầu cho Việt Nam vào ghế Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là đã trao gửi và kỳ vọng nhiều vào những nỗ lực của Việt Nam trong việc đóng góp những sáng kiến và tham gia giải quyết các cuộc khủng hoảng đó. Cộng đồng quốc tế đã từng đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Với tư cách là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, Việt Nam sẽ nỗ lực, góp phần tháo gỡ những bế tắc hiện nay, vì hòa bình, tiến bộ và phồn vinh của cộng đồng quốc tế, vì sự lớn mạnh và uy tín ngày càng cao của Liên Hợp quốc - tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh./.
Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Lực lượng vũ trang Quân khu 4 năm 2007  (16/10/2007)
Lời khuyên của bạn  (16/10/2007)
Cải cách giáo dục và vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng luật giáo viên  (16/10/2007)
Thực hiện bình đẳng giới trong hệ thống chính trị  (16/10/2007)
Doanh nhân Việt Nam với văn hóa dân tộc  (15/10/2007)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên