Các thế hệ vệ tinh Sputnik của Nga
Sputnik 1
Sputnik-1 là vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất, được phóng lên quỹ đạo ngày 4-10-1957. Cuộc phóng được tiến hành tại trường thử nghiệm khoa học của Bộ quốc phòng Liên Xô, về sau được mang tên công khai là sân bay vũ trụ Bai-cô-nua, bằng tên lửa đẩy cực mạnh cũng mang tên “Sputnik”. Ngày phóng thành công vệ tinh này được coi là thời điểm mở đầu kỷ nguyên vũ trụ của loài người.
Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, lấy ngày 4-10-1957 làm ngày kỷ niệm Quân chủng vũ trụ. Để kỷ niệm sự kiện này, năm 1964, ở Mát-xcơ-va, trên đại lộ Hoà Bình, bên cạnh ga tàu điện ngầm mang tên Khu triển lãm các thành tựu kinh tế quốc dân, mọc lên một công trình kiến trúc cao 99m, mang tên “Những người chinh phục vũ trụ” dưới dạng một quả tên lửa đang bay vọt lên không trung, để lại đằng sau một quầng lửa đỏ. Ngày 4-10-2007, đúng vào ngày kỷ niệm 50 năm phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người, ở thành phố mang tên Cô-rô-lốp khánh thành đài tưởng niệm vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất. Để chế tạo vệ tinh nhân tạo của Trái Đất, có cả một tập thể các nhà khoa học kiệt xuất của Liên Xô, đứng đầu là Tổng công trình sư Xéc-gây Cô-rô-lốp.
![]() |
Sputnik 2 |
Sputnik-2 được phóng lên quỹ đạo ngày 3-11-1957, lần đầu tiên đưa thực thể sống lên quỹ đạo. Đó là con chó Lai-ca nổi tiếng. Đây là một khí tài vũ trụ hình nón cao 4 m, có đường kính đáy 2 m, gồm nhiều khoang để chứa thiết bị nghiên cứu khoa học, máy thu phát vô tuyến, hệ thống đo đạc từ xa, khối điều khiển chương trình, hệ thống cung cấp năng lượng và kiểm soát nhiệt độ trong khoang máy. Con chó Lai-ca được bố trí trong một khoang riêng.
Sputnik-3 là một tàu vũ trụ hoàn chỉnh đầu tiên, có tất cả các hệ thống của một khí tài vũ trụ hiện đại. Đây thực sự là một cỗ máy chưa từng có, có dạng hình nón với đường kính đáy 1,73m và chiều cao 3,75m, nặng 1.327kg, mang theo 12 thiết bị nghiên cứu khoa học. Trình tự hoạt động của các thiết bị khoa học đó được điều khiển theo một chương trình được lập sẵn trong máy tính điện tử. Lần đầu tiên, các nhà khoa học sử dụng máy ghi âm để ghi lại kết quả đo đạc từ xa trong suốt quá trình bay, đặc biệt là ở những đoạn quỹ đạo không thể quan sát được từ các trạm điều khiển trên Trái Đất. Cũng là lần đầu tiên, thiết bị trên tàu tiếp nhận và thực hiện các lệnh được phát đi từ Trái Đất, sử dụng hệ thống tự động điều khiển nhiệt độ để duy trì môi trường làm việc trong tàu vũ trụ. Để cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ, lần đầu tiên thử nghiệm hệ thống năng lượng Mặt Trời để duy trì hoạt động sau khi các nguồn điện hoá học cơ bản hết hạn sử dụng vào ngày 3-6-1958.
Sputnik-4 là nguyên mẫu đầu tiên của tàu vũ trụ mang tên “Vô-xtốc” (“Phương Đông”) để đưa phi công vũ trụ đầu tiên của loài người lên quỹ đạo. Vệ tinh này được phóng ngày 15-5-1960. Do sai sót của hệ thống định hướng, vệ tinh đã bay chệch khỏi quỹ đạo ban đầu và đã bay lên ở quỹ đạo cao hơn. Sau đó vệ tinh lại quay trở về khí quyển vào ngày 5-9-1962. Là vệ tinh đầu tiên trong số các vệ tinh đưa người lên quỹ đạo, Sputnik-4 mang theo các thiết bị khoa học, hệ thống truyền hình và một khoang chứa đủ để bố trí một con búp bê có kích thước một người lớn. Nhiệm vụ của vệ tinh là nghiên cứu hệ thống bảo đảm sự sống và tạo ra các tình huống khác nhau liên quan đến chuyến bay của con người vào vũ trụ. Vệ tinh còn chuyển phát số liệu đo đạc từ xa và các bản tin được ghi âm lại giọng nói của con người. Sau 4 ngày bay, khoang hạ cách tách khỏi vệ tinh, các động cơ được lệnh hãm chuyển động, quay trở lại khí quyển theo một chế độ đã định.
Sputnik-5 là khí tài vũ trụ được phóng vào ngày 19-8-1960 để thử nghiệm lần thứ 2 về mô hình tàu vũ trụ “Phương Đông”.
Sputnik-6 được phóng vào ngày 1-12-1960, là tàu vũ trụ thứ 3 của Liên Xô.
![]() |
Nữ phi công vũ trụ đầu tiên |
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên ở tỉnh Bình Thuận (08/10/2008)
Quốc hội Mỹ điều trần về nguyên nhân khủng hoảng (08/10/2008)
Giảm 500 đồng mỗi lít xăng A92 (08/10/2008)
Nga cáo buộc Gru-di-a phá hoại thỏa thuận ngừng bắn (08/10/2008)
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam