Đại hội XII của Đảng và những quan điểm về an sinh xã hội
21:05, ngày 10-03-2017
TCCSĐT - Bảo đảm an sinh xã hội là một trong những định hướng lớn của Đảng, là bộ phận không thể tách rời trong hệ thống chủ trương lãnh đạo nhằm phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ đổi mới.
Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội, kế thừa và phát triển quan điểm lãnh đạo của các kỳ đại hội trước, Đại hội XII đã tiếp tục khẳng định sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng hướng tới thực hiện an sinh xã hội toàn dân. Nghiên cứu, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng tại Đại hội XII về an sinh xã hội có ý nghĩa hết sức thiết thực, khẳng định sự đúng đắn và kịp thời trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta.
Bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo đất nước. Ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã coi nhiệm vụ diệt “giặc đói”, “giặc dốt” là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có mong ước nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Trong 30 năm đổi mới, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo thực hiện chính sách an sinh xã hội. Nhận thức, quan điểm lãnh đạo chính sách an sinh xã hội đã được hoàn thiện qua từng kỳ đại hội của Đảng. Trong từng chủ trương lãnh đạo, Đảng ta luôn gắn chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội với phát triển kinh tế, xuất phát từ lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động của nhân dân.
Đại hội XII của Đảng diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước tiến hành được 30 năm, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có thành tựu bảo đảm an sinh xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, “an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm”(1), “chính sách an sinh xã hội được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trên các lĩnh vực lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người có công và bảo trợ xã hội”(2). Trong tình hình mới, yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính sách an sinh xã hội ngày càng tăng lên. Kinh tế đất nước đang trong thời kỳ quá độ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn tồn tại nhiều nguy cơ gây rủi ro như thiếu việc làm, thất nghiệp. Bên cạnh đó, do điều kiện thời tiết và biến đổi khí hậu, hằng năm nước ta phải hứng chịu nhiều trận bão, lũ, hạn hán, tác động bất lợi đối với cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của con người. Ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và tăng nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo. Vì thế cần có cơ chế, chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục. Các nhóm đối tượng an sinh xã hội sẽ ngày càng đa dạng, đòi hỏi phải có hệ thống an sinh xã hội đa tầng, đa lớp, linh hoạt và đủ khả năng thực hiện những mục tiêu an sinh xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với chính sách an sinh xã hội nhằm ổn định đời sống người lao động, bảo đảm an toàn, ổn định cho nền kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là yêu cầu cấp thiết.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định bảo đảm an sinh xã hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới. Đảng cũng chỉ rõ những định hướng bảo đảm an sinh xã hội là tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội tới mọi người dân, hướng tới mục tiêu thực hiện an sinh xã hội toàn dân; khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mỗi người dân; gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Mọi người dân đều có cơ hội và điều kiện bảo đảm an sinh xã hội và phát huy khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mình.
Quan điểm Đại hội XII của Đảng chỉ ra những định hướng lớn, lãnh đạo cụ thể từng mặt của công tác an sinh xã hội dựa trên cơ sở lý luận về chức năng, cấu trúc, mô hình, các trụ cột, sự phân tầng của chính sách an sinh xã hội, cách tiếp cận mới về tạo việc làm, giảm nghèo đa chiều bền vững, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân, trợ giúp xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội ở mức độ tối thiểu nhằm trợ giúp khó khăn, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là nhóm yếu thế, hướng đến nền an sinh xã hội toàn dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Một là, chủ trương lãnh đạo giải quyết vấn đề lao động, việc làm, thu nhập cho người lao động và đổi mới chính sách giảm nghèo đa chiều bền vững.
Giải quyết vấn đề lao động, việc làm và thu nhập cho người dân là trụ cột cơ bản nhất của chính sách an sinh xã hội. Chủ trương của Đảng tại Đại hội XII: “Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cải thiện thu nhập. Bảo đảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động. Huy động tốt nhất nguồn nhân lực lao động để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp do việc tích tụ, tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Khuyến khích đầu tư xã hội tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, khắc phục cơ bản những bất hợp lý. Điều chỉnh chính sách dạy nghề, gắn đào tạo với sử dụng. Điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý. Hoàn thiện và thực hiện chính sách bảo hộ lao động”(3). Đây là sự lãnh đạo hướng đến các chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro, tầng trên cùng của hệ thống an sinh xã hội nhằm giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro.
Lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng của quan điểm lãnh đạo chính sách an sinh xã hội. Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo. Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã chỉ rõ phải đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững; đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Quan điểm lãnh đạo của Đảng khi áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều, “tiếp cận chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều” - nghèo được đo lường không chỉ bằng tiêu chí thu nhập mà còn bằng cả nhóm tiêu chí phi thu nhập trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững với mục đích tác động tốt hơn, toàn diện hơn đến người nghèo, giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, từng bước giảm nghèo bền vững.
Hai là, tiếp tục phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm.
Chính sách bảo hiểm là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, tai nạn, ốm đau, thất nghiệp,… Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, Đảng ta đã có nhiều chủ trương lãnh đạo chính sách bảo hiểm, được thể hiện trong các văn kiện đại hội Đảng, Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07-9-2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới, Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01-6-2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020. Tại Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,…”, mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao hiệu quả của hệ thống, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển bền vững quỹ bảo hiểm xã hội. Đây là những chủ trương lãnh đạo quan trọng, là định hướng để chính sách bảo hiểm tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò giảm thiểu rủi ro trong chính sách an sinh xã hội. Theo đó, phải mở rộng các loại hình bảo hiểm, mở rộng đối tượng tham gia, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển bền vững quỹ bảo hiểm.
Ba là, mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác trợ giúp xã hội.
Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai và biến đổi khí hậu và hiện đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chính vì vậy số người cần được trợ giúp xã hội ở Việt Nam là không hề ít. Công tác trợ giúp xã hội có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, bảo đảm an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân không tự khắc phục được. Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ, tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội.
Quan tâm đến tầng lớp yếu thế, dễ bị tổn thương và những người gặp rủi ro trong cuộc sống là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta, khẳng định tính nhân văn, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm trợ giúp những nhóm đối tượng yếu thế. Đại hội XII của Đảng khẳng định, tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ bị tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống, để công tác trợ giúp xã hội đạt được hiệu quả cao nhất, Đảng ta cũng chỉ rõ phải phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người yếu thế nhằm huy động cao nhất các nguồn lực vật chất, tinh thần để giúp đỡ, tạo điều kiện để những người yếu thế hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, yêu cầu chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân trong quan điểm lãnh đạo của Đảng về an sinh xã hội, khẳng định sự quan tâm đến quyền con người của Đảng, Nhà nước ta.
Bốn là, bảo đảm cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu, mức tối thiểu về thu nhập và các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.
Về lãnh đạo bảo đảm giáo dục tối thiểu: Một trong những nguyên nhân cơ bản của nghèo đói là do người lao động không có trình độ giáo dục cơ bản và kỹ năng nghề nghiệp để tìm việc làm tốt hơn. Chính vì vậy, Đảng ta hết sức quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, hỗ trợ người dân có trình độ giáo dục tối thiểu, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời. Văn kiện Đại hội XII của Đảng trên cơ sở đánh giá tình hình giáo dục đào tạo đã yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực; phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Về lãnh đạo bảo đảm y tế tối thiểu: Cùng với quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức chăm lo đến công tác khám, chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân. Đảng lãnh đạo công tác y tế bảo đảm cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt là nhóm yếu thế; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số. Nghị quyết Đại hội XII xác định, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; quan tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nhất là miền núi, biên giới, hải đảo… tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, cùng với nâng cao chất lượng cuộc sống, phấn đấu tuổi thọ trung bình đến năm 2020 đạt 74 - 75 tuổi.
Về lãnh đạo bảo đảm nhà ở xã hội: Đa số người nghèo, người có thu nhập thấp không có khả năng để có nhà ở ổn định. Sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào việc ban hành cơ chế, chính sách để cải thiện điều kiện ở cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có thu nhập thấp ở đô thị; từng bước giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên để ổn định cuộc sống, tăng cường sức khoẻ, góp phần giảm nghèo bền vững. Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất và sinh viên. Hiện nay, bảo đảm nhà ở xã hội là một trong những chính sách được Đảng hết sức quan tâm.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức quan tâm lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội để phòng ngừa, hạn chế, khắc phục rủi ro, bảo đảm thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương lãnh đạo bảo đảm công tác an sinh xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện an sinh xã hội toàn dân, thực hiện quyền tự bảo đảm an sinh xã hội của người dân. Những quan điểm của Đảng là sự định hướng để chính sách an sinh xã hội được thực hiện trên thực tế./.
---------------------------------------------------
(1), (2), (3), (4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr 237, 237 - 238, 136 - 137; 300
Bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong lãnh đạo đất nước. Ngay từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước ta đã coi nhiệm vụ diệt “giặc đói”, “giặc dốt” là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có mong ước nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Trong 30 năm đổi mới, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo thực hiện chính sách an sinh xã hội. Nhận thức, quan điểm lãnh đạo chính sách an sinh xã hội đã được hoàn thiện qua từng kỳ đại hội của Đảng. Trong từng chủ trương lãnh đạo, Đảng ta luôn gắn chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội với phát triển kinh tế, xuất phát từ lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động của nhân dân.
Đại hội XII của Đảng diễn ra trong bối cảnh công cuộc đổi mới đất nước tiến hành được 30 năm, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có thành tựu bảo đảm an sinh xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, “an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm”(1), “chính sách an sinh xã hội được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện trên các lĩnh vực lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, người có công và bảo trợ xã hội”(2). Trong tình hình mới, yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính sách an sinh xã hội ngày càng tăng lên. Kinh tế đất nước đang trong thời kỳ quá độ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn tồn tại nhiều nguy cơ gây rủi ro như thiếu việc làm, thất nghiệp. Bên cạnh đó, do điều kiện thời tiết và biến đổi khí hậu, hằng năm nước ta phải hứng chịu nhiều trận bão, lũ, hạn hán, tác động bất lợi đối với cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của con người. Ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và tăng nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo. Vì thế cần có cơ chế, chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục. Các nhóm đối tượng an sinh xã hội sẽ ngày càng đa dạng, đòi hỏi phải có hệ thống an sinh xã hội đa tầng, đa lớp, linh hoạt và đủ khả năng thực hiện những mục tiêu an sinh xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với chính sách an sinh xã hội nhằm ổn định đời sống người lao động, bảo đảm an toàn, ổn định cho nền kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là yêu cầu cấp thiết.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định bảo đảm an sinh xã hội là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới. Đảng cũng chỉ rõ những định hướng bảo đảm an sinh xã hội là tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội tới mọi người dân, hướng tới mục tiêu thực hiện an sinh xã hội toàn dân; khuyến khích nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mỗi người dân; gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm để nhân dân được hưởng thụ ngày một tốt hơn thành quả của công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Mọi người dân đều có cơ hội và điều kiện bảo đảm an sinh xã hội và phát huy khả năng tự bảo đảm an sinh xã hội của mình.
Quan điểm Đại hội XII của Đảng chỉ ra những định hướng lớn, lãnh đạo cụ thể từng mặt của công tác an sinh xã hội dựa trên cơ sở lý luận về chức năng, cấu trúc, mô hình, các trụ cột, sự phân tầng của chính sách an sinh xã hội, cách tiếp cận mới về tạo việc làm, giảm nghèo đa chiều bền vững, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân, trợ giúp xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội ở mức độ tối thiểu nhằm trợ giúp khó khăn, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là nhóm yếu thế, hướng đến nền an sinh xã hội toàn dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Một là, chủ trương lãnh đạo giải quyết vấn đề lao động, việc làm, thu nhập cho người lao động và đổi mới chính sách giảm nghèo đa chiều bền vững.
Giải quyết vấn đề lao động, việc làm và thu nhập cho người dân là trụ cột cơ bản nhất của chính sách an sinh xã hội. Chủ trương của Đảng tại Đại hội XII: “Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cải thiện thu nhập. Bảo đảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động. Huy động tốt nhất nguồn nhân lực lao động để phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp do việc tích tụ, tập trung ruộng đất hoặc thu hồi đất phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình công cộng. Khuyến khích đầu tư xã hội tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về tiền lương, tiền công, khắc phục cơ bản những bất hợp lý. Điều chỉnh chính sách dạy nghề, gắn đào tạo với sử dụng. Điều chỉnh chính sách xuất khẩu lao động hợp lý. Hoàn thiện và thực hiện chính sách bảo hộ lao động”(3). Đây là sự lãnh đạo hướng đến các chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro, tầng trên cùng của hệ thống an sinh xã hội nhằm giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó tốt nhất với rủi ro.
Lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo là một trong những nội dung quan trọng của quan điểm lãnh đạo chính sách an sinh xã hội. Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo. Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã chỉ rõ phải đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững; đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Quan điểm lãnh đạo của Đảng khi áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều, “tiếp cận chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều” - nghèo được đo lường không chỉ bằng tiêu chí thu nhập mà còn bằng cả nhóm tiêu chí phi thu nhập trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững với mục đích tác động tốt hơn, toàn diện hơn đến người nghèo, giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, từng bước giảm nghèo bền vững.
Hai là, tiếp tục phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm.
Chính sách bảo hiểm là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, tai nạn, ốm đau, thất nghiệp,… Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, Đảng ta đã có nhiều chủ trương lãnh đạo chính sách bảo hiểm, được thể hiện trong các văn kiện đại hội Đảng, Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07-9-2009 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới, Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01-6-2012 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020. Tại Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Phát triển và thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động,…”, mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao hiệu quả của hệ thống, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển bền vững quỹ bảo hiểm xã hội. Đây là những chủ trương lãnh đạo quan trọng, là định hướng để chính sách bảo hiểm tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò giảm thiểu rủi ro trong chính sách an sinh xã hội. Theo đó, phải mở rộng các loại hình bảo hiểm, mở rộng đối tượng tham gia, đổi mới cơ chế tài chính, bảo đảm phát triển bền vững quỹ bảo hiểm.
Ba là, mở rộng và nâng cao hiệu quả của công tác trợ giúp xã hội.
Đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc; chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai và biến đổi khí hậu và hiện đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chính vì vậy số người cần được trợ giúp xã hội ở Việt Nam là không hề ít. Công tác trợ giúp xã hội có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, bảo đảm an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân không tự khắc phục được. Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ, tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội.
Quan tâm đến tầng lớp yếu thế, dễ bị tổn thương và những người gặp rủi ro trong cuộc sống là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta, khẳng định tính nhân văn, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm trợ giúp những nhóm đối tượng yếu thế. Đại hội XII của Đảng khẳng định, tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ bị tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống, để công tác trợ giúp xã hội đạt được hiệu quả cao nhất, Đảng ta cũng chỉ rõ phải phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người yếu thế nhằm huy động cao nhất các nguồn lực vật chất, tinh thần để giúp đỡ, tạo điều kiện để những người yếu thế hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, yêu cầu chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân trong quan điểm lãnh đạo của Đảng về an sinh xã hội, khẳng định sự quan tâm đến quyền con người của Đảng, Nhà nước ta.
Bốn là, bảo đảm cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu, mức tối thiểu về thu nhập và các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin.
Về lãnh đạo bảo đảm giáo dục tối thiểu: Một trong những nguyên nhân cơ bản của nghèo đói là do người lao động không có trình độ giáo dục cơ bản và kỹ năng nghề nghiệp để tìm việc làm tốt hơn. Chính vì vậy, Đảng ta hết sức quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, hỗ trợ người dân có trình độ giáo dục tối thiểu, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời. Văn kiện Đại hội XII của Đảng trên cơ sở đánh giá tình hình giáo dục đào tạo đã yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực; phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Về lãnh đạo bảo đảm y tế tối thiểu: Cùng với quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức chăm lo đến công tác khám, chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân. Đảng lãnh đạo công tác y tế bảo đảm cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt là nhóm yếu thế; thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân; mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số. Nghị quyết Đại hội XII xác định, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; quan tâm chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nhất là miền núi, biên giới, hải đảo… tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, cùng với nâng cao chất lượng cuộc sống, phấn đấu tuổi thọ trung bình đến năm 2020 đạt 74 - 75 tuổi.
Về lãnh đạo bảo đảm nhà ở xã hội: Đa số người nghèo, người có thu nhập thấp không có khả năng để có nhà ở ổn định. Sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào việc ban hành cơ chế, chính sách để cải thiện điều kiện ở cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có thu nhập thấp ở đô thị; từng bước giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên để ổn định cuộc sống, tăng cường sức khoẻ, góp phần giảm nghèo bền vững. Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất và sinh viên. Hiện nay, bảo đảm nhà ở xã hội là một trong những chính sách được Đảng hết sức quan tâm.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức quan tâm lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội để phòng ngừa, hạn chế, khắc phục rủi ro, bảo đảm thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương lãnh đạo bảo đảm công tác an sinh xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện an sinh xã hội toàn dân, thực hiện quyền tự bảo đảm an sinh xã hội của người dân. Những quan điểm của Đảng là sự định hướng để chính sách an sinh xã hội được thực hiện trên thực tế./.
---------------------------------------------------
(1), (2), (3), (4) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr 237, 237 - 238, 136 - 137; 300
Agribank cùng ngành ngân hàng tập trung vốn phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên  (10/03/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 27-02 đến ngày 05-3-2017)  (10/03/2017)
Tây Nguyên: Tiềm năng và cơ hội đầu tư  (10/03/2017)
Tây Nguyên: Tiềm năng và cơ hội đầu tư  (10/03/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay