Khởi nghĩa Nam Kỳ - ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam
TCCS - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940 - 23-11-2020), ngày 22-11-2020, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Khởi nghĩa Nam Kỳ - Ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam”.
Chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Phan Xuân Thủy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tham dự Hội thảo còn có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ và các tỉnh, thành phố phía Nam, cùng với gần 300 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học.
Phát biểu chào mừng hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng có rất nhiều sự kiện chứa đựng những bài học có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng quý báu cho Đảng, Nhà nước ta và Khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23-11-1940 là một trong những sự kiện quan trọng ấy. Cuộc khởi nghĩa là dấu son lịch sử của miền Nam "thành đồng Tổ quốc"; là một trong những cơ sở thực tiễn để Đảng ta đưa ra những chính sách đúng đắn dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm năm 1945, giành độc lập, tự do, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần cho đại thắng mùa Xuân 1975 thống nhất đất nước. Tuy chưa thành công nhưng tinh thần đấu tranh oanh liệt và ý chí kiên cường bất khuất, dám chấp nhận hy sinh của những người cộng sản và nhân dân Nam bộ vẫn mãi trường tồn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Trình bày đề dẫn hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, Hội thảo là dịp để khẳng định những giá trị và truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tri ân sự hy sinh và những đóng góp to lớn của các thế hệ cha anh vì nền hòa bình và thống nhất đất nước; đồng thời, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua đó, góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ mang tính chất một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tính nhân dân rộng rãi và sâu sắc. Đó là minh chứng sinh động cho chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu của Ðảng với phương pháp đấu tranh vũ lực là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo. Ðồng thời, khởi nghĩa Nam Kỳ cũng là cơ sở thực tiễn để Đảng ta hoàn thiện con đường chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Từ kinh nghiệm các cuộc khởi nghĩa ở Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Ðô Lương, Đảng đã có những bước đi cẩn trọng, chu đáo trong đánh giá, xác định thời cơ, chuẩn bị lực lượng... đi tới giải phóng toàn dân tộc. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ “là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu tranh đấu bằng võ lực của các dân tộc ở một nước Ðông Dương”. Cuộc khởi nghĩa đã thể hiện sức mạnh quật khởi, lòng tin tưởng và sẵn sàng hy sinh của nhân dân các tỉnh Nam Bộ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Ngày 14-11-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh 163-SL tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất cho Đội quân khởi nghĩa Nam Bộ năm 1940. Đó là sự khắc ghi của dân tộc đối với công lao và sự hy sinh của quân và dân Nam Kỳ.
Kết luận hội thảo, đồng chí Phan Xuân Thủy cho biết, Hội thảo nhận được 73 tham luận khoa học, đã tập trung làm sâu sắc những nội dung chủ yếu sau: Phân tích bối cảnh lịch sử, chủ trương và sự chuẩn bị cuộc khởi nghĩa của Xứ ủy và các đảng bộ ở Nam Kỳ; làm rõ quy mô, tính chất và thành quả của cuộc khởi nghĩa, đồng thời khẳng định truyền thống bất khuất, kiên cường của nhân dân Nam Kỳ và dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; khẳng định và làm sâu sắc hơn ý nghĩa lịch sử, đúc kết những bài học kinh nghiệm; phát huy tinh thần và giá trị của Khởi nghĩa Nam kỳ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Khởi nghĩa Nam Kỳ đã làm rung chuyển chính quyền thống trị của thực dân Pháp và tay sai, làm tan rã bộ máy cai trị của Pháp ở một số vùng nông thôn Nam Kỳ; là tiếng súng báo hiệu một cuộc khởi nghĩa toàn quốc. Tuy không giành được thắng lợi nhưng Khởi nghĩa Nam Kỳ đã đi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Nam Bộ như bản anh hùng ca về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, khẳng định niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của cách mạng. Thời gian đã lùi xa, nhưng giá trị và tầm vóc của cuộc khởi nghĩa còn mãi với lịch sử dân tộc. Giá trị lịch sử và những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ cần được chắt lọc, vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay./.
Nam Bộ kháng chiến - ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử  (21/11/2020)
Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025: Phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của châu Á  (15/10/2020)
Hội nghị gặp gỡ lãnh đạo cơ quan báo chí trước Đại hội đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025  (03/10/2020)
Giao thông đô thị Việt Nam - những gam màu sáng - tối  (18/09/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển