Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam
Những thành tựu về kinh tế - xã hội ở nước ta sau hơn 20 năm đổi mới vừa qua cho thấy rõ sự đúng đắn và sáng tạo của những chủ trương, đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện; mở rộng được quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được giữ vững. Đảng ta cũng xác định phát triển kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam phải đảm bảo kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng, an ninh, coi đó là hai nhiệm chiến lược gắn bó chặt chẽ”.
Để cung cấp tài liệu tham khảo cho bạn đọc về vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam của TS. Nguyễn Văn Ngừng.
Cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Phát triển kinh tế thị trường theo xu hướng mở, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu đối với Việt Nam.
Chương 2: Quốc phòng và an ninh ở Việt Nam dưới tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế kết hợp với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở nước ta.
Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc (10/04/2009)
Cách chức Viện trưởng Thú y Quốc gia (10/04/2009)
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam