Dân số Việt Nam đã vượt mốc 90 triệu người
TCCSĐT - Ngày 17-12-2014, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Hội nghị Công bố kết quả chủ yếu điều tra dân số và nhà ở giữa nhiệm kỳ thời điểm 01-4-2014. Các kết quả chủ yếu của điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ (IPS) được trình bày trong Hội nghị đã chỉ ra tại thời điểm 00:00 sáng ngày 01-4-2014, dân số Việt Nam đã là 90.493.352 người, bao gồm 44.618.668 nam (chiếm 49,3%) và 45.874.684 nữ (chiếm 50,7%).
Đến dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Liệu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê; ông A-thơ Ơ-ken (Arther Erken), Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam; đại diện một số bộ, ban, ngành, viện nghiên cứu, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, các đơn vị trực thuộc Tổng cục Thống kê, các tổ chức quốc tế, chuyên gia; lãnh đạo Cục Thống kê của 26 tỉnh, thành phố và các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Trong lời phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Liệu khẳng định, điều tra dân số đã đưa ra chỉ tiêu dân số quan trọng nhất cho việc phát triển và đánh giá quá trình thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển cũng như việc hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Trong 5 năm qua, dân số Việt Nam đã tăng thêm 4.646.355 người, trung bình mỗi năm tăng 929.271 người. Tỷ suất tăng dân số trung bình mỗi năm là 1,06% giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014, thấp hơn so với tỷ suất tăng dân số 1,2% mỗi năm trong giai đoạn 1999 - 2009. Tổng tỷ suất sinh là 2,09 trẻ trên một phụ nữ. Các kết quả trên khẳng định tỷ lệ sinh của Việt Nam đang tiếp tục giảm và ổn định dưới mức sinh thay thế trong thập kỷ vừa qua, đúng như kết quả của các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hằng năm của Tổng cục Thống kê. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) là 14,9, trẻ em dưới 1 tuổi chết trên 1.000 trẻ sinh sống, đã khẳng định nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong nhiều năm qua trong việc cải thiện chăm sóc y tế sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em.
Có 3 tỉnh, thành phố có số dân trên 3 triệu người là Thành phố Hồ Chí Minh (7,955 triệu), Hà Nội (7,067 triệu) và tỉnh Thanh Hóa (3,491 triệu). Tỷ số giới tính khi sinh đã lên tới 112,2 bé trai trên 100 bé gái, cao hơn kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (110,5 bé trai trên 100 bé gái). Cũng theo kết quả điều tra, 33,1% dân số Việt Nam đang sinh sống tại khu vực thành thị và 66,9% tại các vùng nông thôn. Trong thời kỳ từ năm 2009 đến năm 2014, tỷ suất tăng dân số thành thị hằng năm là 3,3%. Dân số thành thị tăng nhanh phần lớn do quá trình di cư và đô thị hóa đã biến nhiều khu vực nông thôn trở thành những khu đô thị mới.
Tỷ số phụ thuộc là 44% cho thấy Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ dân số vàng. Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7,1% tổng dân số và chỉ số già hóa là 44,6%, khẳng định Việt Nam đã bước vào thời kỳ già hóa dân số.
Có khoảng 4,4% dân số từ 5 tuổi trở lên chưa từng đến trường, cho thấy những thành công trong công cuộc xóa mù chữ của Việt Nam. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao nhất cũng cao hơn so với số liệu trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.
Điều kiện sinh hoạt của người dân đang được cải thiện: 46,6% hộ gia đình sống trong nhà kiên cố, 43,7% hộ sống trong nhà bán kiên cố, 5,9% hộ có nhà thiếu kiên cố và 3,7% hộ có nhà đơn sơ. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của cả nước là 20,6m2/người - 23,0m2/người tại khu vực thành thị và 19,5m2/người tại nông thôn.
Phát biểu tại Hội nghị, ông A-thơ Ơ-ken (Arther Erken) cho rằng, những số liệu mới của cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa nhiệm kỳ sẽ giúp cho Việt Nam có các hành động chiến lược nhằm đạt được tất cả các Mục tiêu Thiên niên kỷ cũng như thiết lập các mục tiêu phát triển bền vững, giúp định hướng các hoạt động sau năm 2015. Sự thay đổi cơ cấu nhân khẩu học sẽ định hình lại đất nước trong thời gian tới. Đây là giai đoạn Việt Nam cần có những chính sách công đúng đắn và đầu tư cho lực lượng lao động trẻ, như giáo dục, đào tạo nghề và sức khỏe; đặc biệt, Việt Nam cũng đang bước vào thời kỳ già hóa dân số, do đó cần có những chính sách bảo trợ xã hội cho các nhóm đối tượng như người cao tuổi đang ngày càng gia tăng. Ông A-thơ Ơ-ken cũng khẳng định sẽ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện các phân tích sâu trong cuộc điều tra và công bố những kết quả chủ yếu tới các cơ quan, các nhà hoạch định chính sách.
Bế mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Liệu khẳng định, số liệu mà cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa nhiệm kỳ công bố hôm nay mới chỉ là kết quả bước đầu. Trong thời gian tới, Tổng cục Thống kê và một số bộ, ban, ngành liên quan cần thực hiện tốt một số công việc sau:
Một là, đẩy mạnh việc phổ biến các kết quả, với nhiều hình thức đa dạng và áp dụng các phương tiện hiện đại và tiên tiến.
Hai là, Tổng cục Thống kê cần phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc chọn ra một số chủ đề quan trọng và có tính thời sự, như là vấn đề cơ cấu dân số, mức sinh chết, học vấn, nhà ở, di cư,… để kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan đến công tác điều tra dân số và nhà ở.
Bà là, đề nghị Quỹ Dân số Liên hợp quốc tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam về kỹ thuật cũng như tài chính, chuyên gia trong lĩnh vực điều tra xã hội học, điều tra dân số và nhà ở. Cục thống kê địa phương cần phối hợp chặt chẽ với cục dân số - kế hoạch hóa gia đình để biên soạn và sử dụng các tài liệu phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, cũng như đặc điểm quy mô dân số trên địa bàn để nâng cao giá trị số liệu cả ở cấp trung ương cũng như địa phương./.
ASEAN+3 tăng cường chuẩn bị sẵn sàng ứng phó dịch Ebola  (17/12/2014)
ASEAN+3 tăng cường chuẩn bị sẵn sàng ứng phó dịch Ebola  (17/12/2014)
Ba Hội nghị thượng đỉnh và các giải pháp kinh tế  (17/12/2014)
Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ  (17/12/2014)
Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ  (17/12/2014)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên