Sử dụng hợp lý, có kế hoạch khí thiên nhiên cho sản xuất điện, đạm
TCCS - Hoạt động khai thác các mỏ khí đều được các chủ mỏ (có sự tham gia của Petrovietnam và các bên) lên kế hoạch hằng năm trên cơ sở khả năng khai thác, bảo đảm an toàn hoạt động khai thác mỏ và các cam kết mua/nhu cầu khí từ các khách hàng theo hợp đồng dài hạn.
Trong nhiều thập kỷ gần đây, việc sử dụng khí thiên nhiên để sản xuất điện, đạm và cho sản xuất công nghiệp trở thành một phương pháp phổ biến ở Việt Nam. Khí thiên nhiên là một nguồn năng lượng sạch, giúp các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây cũng là một loại hàng hoá đặc thù và được khai thác hầu hết từ các mỏ khí ở vùng thềm lục địa Việt Nam, sau khi khai thác khí thiên nhiên được vận chuyển bằng các đường ống dẫn khí về bờ và phân phối đến các khách hàng gồm các nhà máy điện, nhà máy đạm và khách hàng công nghiệp, tập trung chủ yếu ở các khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Từ đó, có thể thấy để phát triển và đưa các mỏ khí vào khai thác, đòi hỏi phải phát triển đồng bộ các đường ống dẫn khí, hệ thống khách hàng tiêu thụ và tốn nhiều năm để chuỗi dự án có thể hoàn thành.
Hoạt động khai thác các mỏ khí đều được các chủ mỏ (có sự tham gia của Petrovietnam và các bên nước ngoài) lên kế hoạch hằng năm trên cơ sở khả năng khai thác, bảo đảm an toàn hoạt động khai thác mỏ và các cam kết mua/nhu cầu khí từ các khách hàng theo hợp đồng dài hạn. Chính vì thế, việc các nhà máy điện, nhà máy đạm tăng nhu cầu về khí thiên nhiên đột biến không theo kế hoạch hằng năm sẽ được các chủ mỏ xem xét rất kỹ, do có những giới hạn kỹ thuật trong hoạt động khai thác các mỏ khí thiên nhiên ngoài khơi, đặc biệt các mỏ khí thiên nhiên hiện đang trong giai đoạn suy giảm, cần sự ổn định trong khai thác nhằm bảo đảm vận hành an toàn và tận thu tối đa các nguồn tài nguyên trong lòng đất.
Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia trên toàn quốc năm 2023 đã được Bộ Công Thương ban hành tại Quyết định số 2976/QĐ-BCT, ngày 30-12-2022, trong đó sản lượng điện sản xuất từ khí thiên nhiên chiếm khoảng 10.4% tổng sản lượng quốc gia. Theo kế hoạch này, dự kiến Petrovietnam và các bên trong hệ thống khí tại các khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sẽ cung cấp khoảng 5,6 tỷ mét khối khí (khu vực Đông Nam Bộ khoảng 4,3 tỷ mét khối và Tây Nam Bộ khoảng 1,3 tỷ mét khối) cho sản xuất điện trong năm 2023.
Trên thực tế, do nhu cầu huy động khí thiên nhiên cho sản xuất điện trong quý 1-2023 rất thấp, nên tính đến hết tháng 4-2023 lượng khí huy động cho các nhà máy điện chỉ đạt 96% so với kế hoạch của Bộ Công Thương đã giao. Trước tình hình nhu cầu phụ tải hệ thống điện tăng cao, Petrovietnam và các bên trong các hệ thống khí đã phối hợp thực hiện các giải pháp kỹ thuật để tăng cường tối đa lượng khí thiên nhiên khai thác trong nước, đồng thời Petrovietnam cũng đã và thống nhất với Petronas để mua toàn bộ lượng khí khai thác từ cụm mỏ PM3-CAA với Malaysia nhằm gia tăng lượng khí cung cấp cho sản xuất điện trong nước.
Với các nỗ lực nêu trên, dự kiến trong năm 2023 Petrovietnam sẽ cung cấp khoảng 5,87 tỷ mét khối khí thiên nhiên cho sản xuất điện (gồm 4,55 tỷ mét khối khu vực Đông Nam Bộ và 1,32 tỷ mét khối ở khu vực Tây Nam Bộ), dự kiến vượt 104.8% so với kế hoạch của Bộ Công Thương.
Tính đến thời điểm hiện nay, công suất huy động các nhà máy điện khí cao nhất chỉ chiếm khoảng 12% trong tổng công suất các nguồn điện được huy động. Do vậy, để bảo đảm hoàn thành kế hoạch cung cấp điện của Bộ Công Thương đã phê duyệt, nhà chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng cần phải huy động sự tham gia phát điện của nhiều nguồn phát điện khác ngoài điện khí (điện than, thuỷ điện, năng lượng tái tạo…).
Đối với các nhà máy đạm tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ sử dụng nguồn khí thiên nhiên làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất (không có nguyên liệu thay thế) kể từ năm 2006 đến nay. Nhu cầu tiêu thụ khí luôn duy trì ổn định ở mức khoảng 1,1 tỷ mét khối khí mỗi năm cho 2 nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau, góp phần bảo đảm an ninh lương thực của đất nước. Việc lập kế hoạch cho nhu cầu sử dụng khí cũng như kế hoạch về bảo dưỡng, bảo trì các nhà máy đạm để tối ưu nguồn cung cấp khí được các bên phối hợp thực hiện và thống nhất tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của các hợp đồng mua bán khí có cam kết dài hạn. Chủ sở hữu của các nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau là các công ty cổ phần nên các hoạt động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, các trường hợp dừng/giảm cấp khí dài hạn theo kế hoạch, đều phải được thông qua đại hội đồng cổ đông của các công ty này trước khi thực hiện.
Việc dừng/giảm cấp khí ngoài kế hoạch cho các nhà máy đạm Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm phát sinh nhiều hệ lụy đến các bên liên quan và sẽ phụ thuộc vào sự chấp thuận, thiện chí, sự hợp tác chia sẻ của cổ đông các nhà máy đạm. Ngoài ra, việc dừng/giảm khí thiên nhiên của các nhà máy đạm cũng không giúp nhiều (gần 1%) cho việc bảo đảm vận hành hệ thống điện quốc gia.
Có thể thấy, nhu cầu về khí thiên nhiên cho sản xuất điện là rất cần thiết, đặc biệt trong các tháng mùa khô từ tháng 4 đến tháng 6 hằng năm. Tuy nhiên, để duy trì cung cấp khí thiên nhiên dài hạn cho sản xuất điện và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thiết nghĩ các cơ quan cần xem xét, ban hành cơ chế phát triển nguồn điện chạy nền ổn định, an toàn cho hệ thống; những quy định về vận hành hệ thống điện phù hợp với cơ chế cam kết mua khí thiên nhiên và chính sách giá điện hợp lý để giúp cho chủ đầu tư các nhà máy điện có thể yên tâm ký kết các hợp đồng mua khí dài hạn, nhất là khi các nguồn khí thiên nhiên giá rẻ trong nước ngày càng cạn kiệt và giá các nguồn LNG nhập khẩu ngày càng tăng./.
BSR và hành trình kiến tạo giá trị  (12/05/2023)
Petrovietnam hoàn thành vượt mức kế hoạch 4 tháng đầu năm 2023  (09/05/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển