Kỳ họp thứ 12 Hội đồng Lý luận Trung ương: Đóng góp một số nội dung trong các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng
TCCSĐT - Ngày 26-8, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức kỳ họp thứ 12, tập trung vào Hội thảo khoa học về một số nội dung trong các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng; đánh giá hoạt động của Hội đồng trong 8 tháng qua và bàn nhiệm vụ công tác đến hết năm 2010.
Chủ trì Kỳ họp, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nêu rõ: Hội thảo khoa học tại kỳ họp này của Hội đồng tập trung vào 3 nội dung lớn trong các dự thảo văn kiện:
Một là, mô hình, mục tiêu và phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, góp phần phục vụ cho việc hoàn thiện Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung, phát triển năm 2011).
Hai là, những cơ chế, giải pháp mới bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn 2011-2020, góp phần phục vụ cho việc tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020.
Ba là, thực trạng và yêu cầu tiếp tục đổi mới, kiện toàn công tác tổ chức, cán bộ của Đảng giai đoạn 2011-2015, góp phần phục vụ cho việc hoàn thiện Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XI của Đảng.
Đồng chí Tô Huy Rứa nhấn mạnh: Đại hội XI sắp tới là một sự kiện trọng đại, không chỉ trong đời sống chính trị của Đảng mà còn thu hút sự quan tâm chú ý của nhân dân ta đối với chủ trương, đường lối và quyết sách của Đảng, liên quan mật thiết với việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tới triển vọng phát triển của đất nước và dân tộc ta. Thực tiễn đổi mới của Việt Nam trong thời kỳ phát triển bước ngoặt hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, phức tạp đòi hỏi phải được xử lý đúng đắn và sáng tạo dựa trên những định hướng lý luận rõ ràng, những căn cứ khoa học xác thực. Giới khoa học, giới lý luận nước ta có trách nhiệm trong việc góp phần đáp ứng yêu cầu này.
Tại Hội thảo, phát huy tinh thần dân chủ, khoa học, các thành viên Hội đồng trao đổi thắng thắn trực tiếp về mục tiêu tổng quát và mục tiêu cần đạt tới vào giữa thế kỷ XXI, về phương hướng, mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Các đại biểu đề cập tới các mối quan hệ lớn cần giải quyết để thực hiện các phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội; làm rõ giá trị và ý nghĩa của mối quan hệ này đối với việc hoàn thiện lý luận đổi mới, đối với hệ quan điểm phát triển trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Các đại biểu khẳng định: Trong tiến trình đổi mới gần 25 năm qua, nhờ nỗ lực đổi mới tư duy, bám sát thực tiễn đất nước và thực tiến biến đổi của thế giới, từng bước một, Đảng ta đã được được những nhận thức lý luận mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của Việt Nam. Qua mỗi nhiệm kỳ Đại hội, nhận thức của Đảng và của mỗi người chúng ta về đặc trưng và mục tiêu, về phương hướng và mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã dần sáng tỏ.
Thảo luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá sự phát triển nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ này qua gần 25 năm đổi mới, từ đó đề xuất những kiến nghị những tư tưởng, quan điểm cần được đưa vào các Dự thảo các văn kiện. Các đại biểu làm rõ những mặt được và chưa được trong giải quyết mối quan hệ cơ bản này trong quá trình đổi mới, phân tích nguyên nhân của những mặt chưa được; đề xuất những cơ chế, giải pháp mới mang tính đột phá để bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta trong giai đoạn 2011-2020.
Dự thảo các văn kiện đưa ra các giải pháp lớn, trong đó nhấn mạnh các giải pháp tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị; đổi mới công tác cán bộ và chính sách cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Thảo luận về vấn đề này, các đại biểu nhấn mạnh công tác tổ chức, cán bộ của Đảng là khâu then chốt trong xây dựng Đảng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của cách mạng.
Các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá những thành tựu, yếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân trong công tác tổ chức cán bộ; những yêu cầu tiếp tục đổi mới, kiện toàn công tác tổ chức cán bộ trong giai đoạn 2011-2015. Trên cơ sở đó, các đại biểu đã đề xuất các giải pháp để đảm bảo kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu, đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, nhất là cấp chiến lược; những cơ chế, chính sách trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài; những chế tài để đảm bảo đẩy lùi, khắc phục được những hiện tượng tiêu cực liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ của Đảng ta.
Từ nay đến cuối năm, Hội Đồng Lý luận Trung ương tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công phục vụ việc hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội XI của Đảng; chuẩn bị tham gia và tổ chức Hội thảo lý luận lần thứ 6 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc; hoàn thiện dự thảo Chương trình nghiên cứu khoa học về lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015…Hội đồng tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp, phát huy sức mạnh của các cơ quan khoa học, các nhà khoa học tham gia hoạt động lý luận, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao./.
Khoảng cách phát triển là trở ngại lớn của ASEAN  (26/08/2010)
Khoảng cách phát triển là trở ngại lớn của ASEAN  (26/08/2010)
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010: Đánh giá đúng thành tựu, nhìn thấu những khó khăn, hạn chế để tiếp tục vươn lên  (26/08/2010)
Kết thúc phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (26/08/2010)
Tám kịch bản về nền kinh tế thế giới năm 2010  (26/08/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên