Công tác điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
TCCĐT - Ngày 16-3 tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm đã chủ trì Hội nghị về công tác điều phối các vùng kinh tế trọng điểm. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo 24 tỉnh, thành phố thuộc bốn vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương.
Cả nước hiện có 4 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc – Trung – Nam – Đồng bằng sông Cửu Long) gồm 24 tỉnh, thành, với tổng diện tích gần 90.400 km2, dân số 43,7 triệu người. Trong giai đoạn 2005-2009, tốc độ tăng trưởng GDP các vùng kinh tế trọng điểm đạt mức 12,5%. Thu ngân sách chiếm 86,4% cả nước năm 2005, năm 2009 đạt 88,9%. GDP bình quân đầu người cũng tăng theo các năm và ở mức tương đối cao. Giá trị xuất khẩu của các vùng kinh tế trọng điểm chiếm tỷ lệ lớn.
Công tác điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm trong những năm qua đã được cải tiến và từng bước đi vào nề nếp. Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành việc xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông liên vùng. Công tác bảo vệ môi trường ở các vùng kinh tế trọng điểm đã được các địa phương chủ động phối hợp xử lý tình trạng ô nhiễm đối với một số dòng sông.
Thông qua công tác điều phối, các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm đã phối kết hợp chặt chẽ hơn trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi tỉnh trong các lĩnh vực xây dựng hệ thống cấp nước chung, cơ sở xử lý chất thải, đào tạo nghề, phát triển du lịch, xúc tiến đầu tư.
Có hai thách thức lớn đòi hỏi giải quyết căn cơ, kịp thời đối với các vùng kinh tế trọng điểm là xây dựng hạ tầng và nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, Ban chỉ đạo điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm thấy rằng cần phải tiếp tục khắc phục những bất cập về quy hoạch, hạ tầng và lao động. Đa số quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng kinh tế trọng điểm đã được xây dựng từ trước năm 2004, do vậy đã bộc lộ khá rõ những bất cập, thiếu tính kết nối trong phát triển nội vùng và liên vùng, nhất là trong phân bố xây dựng các dự án năng lượng, hạ tầng giao thông. Lãnh đạo của các địa phương nêu ý kiến, đã đến lúc phải sớm xây dựng những quy hoạch tổng thể mới, phù hợp với những thay đổi lớn về bối cảnh, nhiệm vụ phát triển trong thời kỳ mới..
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cam kết rằng, Bộ sẽ tập trung sửa đổi trong quy hoạch mới, đồng thời đề nghị các địa phương rà soát quy hoạch của mình và các ngành tổ chức xây dựng quy hoạch ngành trên các vùng kinh tế trọng điểm để phối hợp thực hiện hiệu quả.
Nhiều ý kiến đề nghị cần khắc phục tình trạng chậm trễ trong triển khai xây dựng hạ tầng giao thông kết nối, xây dựng các cơ sở xử lý chất thải của vùng kinh tế trọng điểm. Hệ thống đường cao tốc, đường kết nối, đường bộ ven biển tuy đã có quy hoạch nhưng nhìn chung không đạt được tiến độ yêu cầu.
Bên cạnh đó, tình trạng thiếu lao động phổ biến ở các trung tâm kinh tế, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang thiếu cả lao động phổ thông và lao động chất lượng cao. Trong khi đó, việc xây dựng các trung tâm đào tạo lao động cũng như hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động đều chủ yếu mới dừng ở việc xây dựng kế hoạch.
Trong vận hành bộ máy điều phối, nhiều bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh chưa quan tâm đúng mức tới công tác điều phối, các địa phương chưa chủ động đề xuất những vấn đề cụ thể, chưa có kế hoạch cho công tác điều phối để tổ chức thực hiện có hiệu quả...
Sau khi nghe các bộ và các địa phương báo cáo những vấn đề liên quan và các ý kiến đề xuất, Phó Thủ tướng kết luận: Mặc dù trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu song 4 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước vẫn đạt tốc độ tăng trưởng trên 11%, cao gấp đôi so với mức tăng trưởng bình quân cả nước. Các vùng kinh tế trọng điểm ngày càng phát triển nhanh hơn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước và lan tỏa đối với các vùng khác.
Trong năm 2010, các vùng kinh tế trọng điểm cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để hoàn tất quy hoạch. Ðối với kiến nghị của các địa phương về việc phân bổ nguồn vốn ngân sách phát triển hạ tầng, các địa phương không nên trông chờ vào ngân sách trung ương mà cần chủ động huy động các thành phần kinh tế cùng đầu tư, đa dạng hóa nguồn vốn. Cần ưu tiên công tác giải ngân vốn ODA, FDI và xem xét lại việc thu hút đầu tư, ưu tiên những dự án có suất đầu tư lớn ở những khu vực nhiều tiềm năng và có sự phát triển đột phá.
Phó Thủ tướng lưu ý, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, nhạy bén trong việc tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài, khai thác tối đa thị trường trong nước. Cần có các chính sách thu hút lao động để giải quyết vấn đề thiếu lao động đang xảy ra tại một số vùng kinh tế trọng điểm; ổn định giá cả, kiềm chế hiệu quả lạm phát.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch phát triển các vùng, phù hợp với tình hình mới. Đây cũng là dịp để các địa phương cùng xem xét và nhận định lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của mình, sớm xác định nhu cầu, chủ động thu hút hiệu quả các nguồn lực, tránh chồng chéo trong đầu tư phát triển cả vùng hoặc liên vùng./.
Tháo gỡ những khó khăn trong triển khai các dự án đầu tư chống ngập, ùn tắc giao thông  (16/03/2010)
Hội nghị lấy ý kiến ở khu dân cư: Dịp để mỗi cán bộ cơ sở soi lại mình  (16/03/2010)
Vĩnh Long với công tác giám sát, quản lý đảng viên ở cơ sở  (16/03/2010)
Phát huy vai trò của đảng viên ở nông thôn Trung Quốc hiện nay  (16/03/2010)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 29  (16/03/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên