Liên hợp quốc thông qua báo cáo nhân quyền của Việt Nam
Nhìn chung, Nhóm công tác nhất trí với nhiều ý kiến nhận xét của các nước cho rằng báo cáo của Chính phủ Việt Nam và những ý kiến của các thành viên trong đoàn Việt Nam với các nước tại phiên đối thoại đã cung cấp thông tin toàn diện, phong phú về tình hình đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, có sự tham gia rộng rãi của các cơ quan nhà nước và các tổ chức quần chúng, làm rõ những vấn đề các nước quan tâm về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam.
Nhóm công tác đặc biệt đánh giá cao những thành tựu nhiều mặt của Việt Nam, nhất là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ (MDGs); hoan nghênh Việt Nam đã chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền; và bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích đã đạt được trong việc bảo vệ quyền con người cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các nước. Sau khi đã làm việc với các nước khác, theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ, Nhóm công tác đã đưa ra một số khuyến nghị để Việt Nam xem xét.
Phát biểu tại phiên họp này, ông Phạm Bình Minh, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền, khẳng định lại chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam coi con người là mục tiêu và là trung tâm của sự nghiệp phát triển.
Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Mặc dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, đảm bảo sự hưởng thụ ngày càng tốt hơn của người dân cũng như tôn trọng và thực thi đầy đủ các cam kết theo công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ trưởng hoan nghênh và ghi nhận những quan tâm mà tất cả các nước đã trao đổi trong phiên đối thoại, cảm ơn sự ủng hộ của nhiều nước đối với quá trình thúc đẩy và đảm bảo quyền con người ở Việt Nam; và nêu rõ rằng rất nhiều khuyến nghị của các nước đã được đoàn Việt Nam ghi nhận như đã thể hiện trong báo cáo của Nhóm làm việc; một số kiến nghị khác đoàn sẽ nghiên cứu với tinh thần nghiêm túc và sẽ sớm có ý kiến thêm sau.
Tuy nhiên, đối với một số khuyến nghị của một số nước, mặc dù đã nghiên cứu kỹ với tinh thần thực sự nghiêm túc, song cũng như nhiều nước khác, do điều kiện đặc thù của mình, những khuyến nghị này chưa phản ánh đúng thực tế và chưa phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, nên Việt Nam khó có thể đồng tình với các khuyến nghị đó./.
Kinh tế Mỹ : Thâm hụt ngân sách khổng lồ (13/05/2009)
Bổ sung thành viên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (13/05/2009)
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam