Phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số dự thảo luật, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
22:56, ngày 09-05-2019
TCCSĐT - Ngày 09-5-2019, tại Phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 1 về dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội, cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Cử tri đề nghị Quốc hội ra nghị quyết xử lý nghiêm lái xe sử dụng ma túy, rượu bia
Trong phiên họp buổi sáng, trình bày báo cáo tại phiên họp, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, thông qua 1.408 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 6, Ban Dân nguyện đã tập hợp được 2.293 kiến nghị của cử tri. Các kiến nghị này đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết và trả lời cử tri theo quy định, đến nay đã có 2.290 kiến nghị được xem xét, giải quyết và trả lời, đạt 99,87% tổng số kiến nghị đã chuyển.
Trước những vấn đề cử tri quan tâm, các cơ quan của Quốc hội đã chủ động xem xét, tổ chức nhiều cuộc làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia; khảo sát, giám sát thực tế để nắm bắt tình hình cụ thể, đồng thời tổ chức một số phiên giải trình về trách nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý Nhà nước, từ đó kiến nghị với các bộ, ngành một số giải pháp để tháo gỡ những vấn đề bức xúc mà cử tri nêu. Đặc biệt, trong khoảng thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội thứ 6 và thứ 7, một số vấn đề mới, “nóng” được dư luận và cử tri cả nước quan tâm như: vấn đề xâm hại tình dục trẻ em; tai nạn giao thông nghiêm trọng do lái xe sử dụng ma túy, rượu bia; sụt lún, sạt lở nghiêm trọng dọc bờ sông tại một số địa phương; vấn đề ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để quản lý nước mắm; khiếu nại, tố cáo đông người do mâu thuẫn trong việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư...
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, nên lựa chọn vấn đề bức xúc để Quốc hội ra Nghị quyết yêu cầu giải quyết trong khi chưa kịp sửa các luật liên quan. Trong đó, “nóng” nhất hiện nay vẫn là an toàn giao thông. Theo báo cáo, những năm qua tai nạn giao thông có giảm về số vụ, số người chết nhưng lại nổi lên tình trạng tài xế sử dụng ma túy, rượu, bia dẫn tới nhiều vụ tai nạn thảm khốc. Điều này đòi hỏi cần xử lý quyết liệt và Quốc hội có thể ra nghị quyết. Theo báo cáo, mặc dù Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, biện pháp quản lý để từng bước kiềm chế tai nạn giao thông, tuy nhiên qua thực tế và phản ánh của cử tri cho thấy, tình hình này vẫn chưa được kiềm chế hiệu quả, tai nạn giao thông thường tăng rất mạnh trong mỗi kỳ nghỉ lễ, Tết.
Theo quy định, để đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe, tại khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ quy định về thời gian làm việc tối đa đối với mỗi lái xe ô tô là không được quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri, hiện tượng người lái xe làm việc vượt quá thời gian quy định, lái xe đường dài trong suốt nhiều giờ liên tục không được nghỉ dẫn đến nguy cơ gây tai nạn cao diễn ra khá phổ biến. Do đó, cử tri mong muốn Chính phủ tiếp tục tổng kết, đánh giá sớm tìm những giải pháp thực sự mạnh, hiệu quả để kiềm chế tai nạn giao thông như: sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý đối với các vi phạm theo hướng tăng mức xử lý với những người điều khiển phương tiện để đảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm tại các cơ sở đào tạo lái xe; công tác tuyển dụng lái xe, quản lý hồ sơ sức khỏe của lái xe, về thời gian làm việc của người lái xe ô tô...
Trong phiên họp buổi sáng, trình bày báo cáo tại phiên họp, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, thông qua 1.408 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp thứ 6, Ban Dân nguyện đã tập hợp được 2.293 kiến nghị của cử tri. Các kiến nghị này đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết và trả lời cử tri theo quy định, đến nay đã có 2.290 kiến nghị được xem xét, giải quyết và trả lời, đạt 99,87% tổng số kiến nghị đã chuyển.
Trước những vấn đề cử tri quan tâm, các cơ quan của Quốc hội đã chủ động xem xét, tổ chức nhiều cuộc làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia; khảo sát, giám sát thực tế để nắm bắt tình hình cụ thể, đồng thời tổ chức một số phiên giải trình về trách nhiệm của các bộ, ngành trong quản lý Nhà nước, từ đó kiến nghị với các bộ, ngành một số giải pháp để tháo gỡ những vấn đề bức xúc mà cử tri nêu. Đặc biệt, trong khoảng thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội thứ 6 và thứ 7, một số vấn đề mới, “nóng” được dư luận và cử tri cả nước quan tâm như: vấn đề xâm hại tình dục trẻ em; tai nạn giao thông nghiêm trọng do lái xe sử dụng ma túy, rượu bia; sụt lún, sạt lở nghiêm trọng dọc bờ sông tại một số địa phương; vấn đề ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để quản lý nước mắm; khiếu nại, tố cáo đông người do mâu thuẫn trong việc quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư...
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, nên lựa chọn vấn đề bức xúc để Quốc hội ra Nghị quyết yêu cầu giải quyết trong khi chưa kịp sửa các luật liên quan. Trong đó, “nóng” nhất hiện nay vẫn là an toàn giao thông. Theo báo cáo, những năm qua tai nạn giao thông có giảm về số vụ, số người chết nhưng lại nổi lên tình trạng tài xế sử dụng ma túy, rượu, bia dẫn tới nhiều vụ tai nạn thảm khốc. Điều này đòi hỏi cần xử lý quyết liệt và Quốc hội có thể ra nghị quyết. Theo báo cáo, mặc dù Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, biện pháp quản lý để từng bước kiềm chế tai nạn giao thông, tuy nhiên qua thực tế và phản ánh của cử tri cho thấy, tình hình này vẫn chưa được kiềm chế hiệu quả, tai nạn giao thông thường tăng rất mạnh trong mỗi kỳ nghỉ lễ, Tết.
Theo quy định, để đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe, tại khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ quy định về thời gian làm việc tối đa đối với mỗi lái xe ô tô là không được quá 10 giờ/ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri, hiện tượng người lái xe làm việc vượt quá thời gian quy định, lái xe đường dài trong suốt nhiều giờ liên tục không được nghỉ dẫn đến nguy cơ gây tai nạn cao diễn ra khá phổ biến. Do đó, cử tri mong muốn Chính phủ tiếp tục tổng kết, đánh giá sớm tìm những giải pháp thực sự mạnh, hiệu quả để kiềm chế tai nạn giao thông như: sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý đối với các vi phạm theo hướng tăng mức xử lý với những người điều khiển phương tiện để đảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, xử lý vi phạm tại các cơ sở đào tạo lái xe; công tác tuyển dụng lái xe, quản lý hồ sơ sức khỏe của lái xe, về thời gian làm việc của người lái xe ô tô...
Nhiều vấn đề trả lời cử tri còn thiếu thuyết phục
Về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trả lời, giải trình các kiến nghị của cử tri, theo báo cáo của Ban Dân nguyện, về cơ bản các bộ, ngành đều rất nghiêm túc, trách nhiệm trong tiếp thu các kiến nghị mà cử tri nêu; các nội dung trả lời đều rõ ràng, giải trình ngắn gọn, dễ hiểu, đúng trọng tâm vấn đề mà cử tri nêu. Tuy nhiên, theo báo cáo, vẫn còn một số Đoàn Đại biểu Quốc hội đánh giá, nhận xét cho rằng: nhiều văn bản trả lời cử tri chỉ thiên về trích dẫn các quy định đã có của pháp luật, trong khi cử tri đánh giá các quy định này đã và đang bất cập, không phù hợp, lạc hậu với thực tiễn nhưng không giải trình thấu đáo; một số văn bản trả lời cung cấp thông tin, giải trình các vấn đề mà cử tri nêu còn rất chung chung như đã giao, đang chỉ đạo giải quyết mà chưa đi thẳng vào vấn đề mà cử tri phản ánh, không nhận trách nhiệm của các bộ, ngành mình trong công tác quản lý hoặc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực mà cử tri kiến nghị nên còn thiếu thuyết phục.
Ví dụ, cử tri các tỉnh Tiền Giang, Hà Nam, Thái Bình, Đắk Lắk, Hải Phòng, Hà Nội, Yên Bái, Tây Ninh… đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước và giải pháp khắc phục hậu quả trong các vụ việc gian lận thi cử xảy ra ở kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông vừa qua tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
Theo báo cáo của Ban Dân nguyện, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ trả lời rất chung, chưa nêu rõ trách nhiệm cụ thể của bộ trong công tác quản lý nhà nước khi để xảy ra việc gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay, như trách nhiệm của bộ trong việc ban hành các quy định về chấm thi, quản lý bài thi,.. chưa khoa học, còn sơ hở, chưa đảm bảo chặt chẽ, công khai nhưng đã không được thường xuyên rà soát, kiểm tra... Công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức kỳ thi tại các địa phương còn hình thức, thiếu hiệu quả nên không chủ động phát hiện được sai phạm. Bên cạnh đó, việc xử lý các cá nhân, tập thể của Bộ trong việc để xảy ra những tiêu cực nêu trên cũng không được nhắc đến trong các văn bản trả lời với cử tri.
Cũng tại phiên họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIV sắp diễn ra tới đây. Theo báo cáo, từ sau kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 1.915 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Đề nghị giữ nguyên tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
Tiếp tục chương trình, chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Tại phiên họp, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến là tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C (Điều 7 đến Điều 10 dự thảo Luật).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án luật) Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 và tại Hội nghị đại biểu chuyên trách cho rằng, Luật Đầu tư công hiện hành đã quy định tại Điều 11 về điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp đầu tư công… Song, thực tế thời gian qua, chỉ số giá không có biến động lớn và việc phân cấp đầu tư công cơ bản ổn định. Hơn nữa, tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia với mức vốn 10.000 tỷ đồng như hiện nay là không phát sinh vướng mắc trong thực hiện (cho đến nay chỉ có 2 dự án trình Quốc hội). Do đó, đề nghị giữ nguyên tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia như Luật hiện hành.
Tuy nhiên, Chính phủ và một số ý kiến cho rằng, để đảm bảo phù hợp với thực tiễn biến động giá cả, phân loại dự án phù hợp với quy mô ngân sách, đồng thời bảo đảm Luật Đầu tư công (sửa đổi) sau khi được thông qua sẽ được áp dụng phù hợp trong dài hạn, cần điều chỉnh mức vốn đầu tư của dự án quan trọng quốc gia tăng gấp 2 lần so với quy định hiện hành (20.000 tỷ đồng). Đối với tiêu chí phân loại dự án nhóm A, B, C, một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành vì cho rằng không có vướng mắc trong thực hiện. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng để đảm bảo phù hợp với trình độ quản lý, quy mô ngân sách địa phương,… đề nghị điều chỉnh mức vốn đầu tư của dự án nhóm A, B, C tăng gấp 2 lần so với quy định hiện hành.
Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho tiếp thu theo đa số và xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 về nội dung này theo 2 phương án. Phương án 1: Giữ nguyên tiêu chí tổng mức đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia và các dự án nhóm A, B, C. Phương án 2: Điều chỉnh mức vốn đầu tư của dự án quan trọng quốc gia tăng gấp 2 lần so với quy định hiện hành (20.000 tỷ đồng) và điều chỉnh tăng tương ứng đối với dự án nhóm A, B, C.
Cho ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, thực tế hiện nay, các dự án chưa gặp vướng mắc gì nhiều ở tiêu chí mà vướng ở trình tự, thủ tục, quy trình tổ chức thực hiện. Nhấn mạnh cả nhiệm kỳ này, Quốc hội có hai dự án quan trọng quốc gia là Sân bay Long Thành và Cao tốc Bắc - Nam phía Đông không vướng gì về quy mô mà do triển khai chậm, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành. Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Luật vướng ở đâu sẽ sửa ở đó. Đến giờ, tiêu chí tổng mức đầu tư dự án quan trọng quốc gia không gặp phải vướng mắc gì. Chủ tịch Quốc hội đề nghị giữ nguyên quy định tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia với mức vốn 10.000 tỷ đồng như hiện nay.
Về thời điểm thông qua dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, thực tiễn quản lý còn đặt ra nhiều vấn đề lớn, phức tạp. Nhiều nội dung quy định trong dự thảo Luật chưa đủ bao quát, rõ ràng. Dự án Luật có liên quan đến các bộ, ngành, địa phương và còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Do vậy, đề nghị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội cho phép áp dụng quy định thông qua tại 3 kỳ họp để có thêm thời gian nghiên cứu, chỉnh lý và hoàn thiện dự án Luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích, Luật này phải giải quyết các vấn đề thực tế. Mấy kỳ họp vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đánh giá đầu tư công chậm trễ, trì trệ. Nguyên nhân của tình trạng này là do có một số vướng mắc liên quan đến Luật Đầu tư công nhưng quan trọng hơn là khâu tổ chức thực hiện. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, nếu dự án Luật thông qua tại 3 kỳ họp sẽ không giải quyết vấn đề thực tiễn và các vấn đề tồn đọng từ trước đến nay. Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Ban soạn thảo nên cố gắng hoàn thiện dự án Luật để thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và không sửa toàn diện mà chỉ sửa những quy định không hợp lý, đang gây vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Dự kiến tổng thời gian làm việc tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội là 20 ngày
Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 20 ngày, khai mạc vào ngày 20-5 và bế mạc vào ngày 14-6-2019.
Trình bày Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, nội dung Kỳ họp bổ sung Báo cáo của Chính phủ (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu) về tình hình và kết quả xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương. Bên cạnh đó, hai nội dung trình Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; dự thảo Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể để bảo đảm lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được giữ nguyên, không lùi sang Kỳ họp thứ 8.
Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến đóng góp, căn cứ tình hình thực tế và thời gian tiến hành kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội đã dự kiến điều chỉnh thứ tự, thời điểm xem xét một số nội dung cho phù hợp, đồng thời đề nghị giữ lượng thời gian như đã dự kiến về một số nội dung: 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn; 0,5 ngày ở hội trường/1 dự án, dự thảo. Bên cạnh đó, không bố trí thảo luận riêng mà kết hợp thảo luận cùng các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước các nội dung về: việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công; kết quả kiểm điểm và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Đánh giá về công tác chuẩn bị, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, nhìn chung, các cơ quan đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động phối hợp chuẩn bị các nội dung kỳ họp và sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, phần lớn các tài liệu kỳ họp vẫn chưa được gửi đến đại biểu Quốc hội (chỉ có 5 dự án luật trình Quốc hội thông qua được gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội). Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các nội dung và gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội để bảo đảm thời gian nghiên cứu trước khi về dự kỳ họp.
Thảo luận tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV và các kiến nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.
Phản ánh về các vấn đề nóng nổi lên trong xã hội thời gian qua như tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng do dùng ma túy, rượu bia; các vụ trọng án về buôn bán ma túy; các vụ giết người nghiêm trọng do sử dụng ma túy đá; tình trạng xâm hại trẻ em.., nhiều đại biểu đề xuất, cần thiết đưa những nội dung này vào chương trình thảo luận tại Kỳ họp thứ 7 để có hướng giải quyết kịp thời, bởi nếu chờ sửa luật sẽ rất chậm. Ngoài ra, các ý kiến cũng đề nghị tăng thời gian phát biểu cho các đại biểu Quốc hội tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, những vấn đề nóng sẽ được đưa vào nội dung gợi ý thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Đối với những vấn đề cấp bách chưa kịp sửa luật, trước mắt sẽ xử lý bằng các Nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan để chuẩn bị tốt cho Kỳ họp sắp tới./.
Về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trả lời, giải trình các kiến nghị của cử tri, theo báo cáo của Ban Dân nguyện, về cơ bản các bộ, ngành đều rất nghiêm túc, trách nhiệm trong tiếp thu các kiến nghị mà cử tri nêu; các nội dung trả lời đều rõ ràng, giải trình ngắn gọn, dễ hiểu, đúng trọng tâm vấn đề mà cử tri nêu. Tuy nhiên, theo báo cáo, vẫn còn một số Đoàn Đại biểu Quốc hội đánh giá, nhận xét cho rằng: nhiều văn bản trả lời cử tri chỉ thiên về trích dẫn các quy định đã có của pháp luật, trong khi cử tri đánh giá các quy định này đã và đang bất cập, không phù hợp, lạc hậu với thực tiễn nhưng không giải trình thấu đáo; một số văn bản trả lời cung cấp thông tin, giải trình các vấn đề mà cử tri nêu còn rất chung chung như đã giao, đang chỉ đạo giải quyết mà chưa đi thẳng vào vấn đề mà cử tri phản ánh, không nhận trách nhiệm của các bộ, ngành mình trong công tác quản lý hoặc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật thuộc lĩnh vực mà cử tri kiến nghị nên còn thiếu thuyết phục.
Ví dụ, cử tri các tỉnh Tiền Giang, Hà Nam, Thái Bình, Đắk Lắk, Hải Phòng, Hà Nội, Yên Bái, Tây Ninh… đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nước và giải pháp khắc phục hậu quả trong các vụ việc gian lận thi cử xảy ra ở kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông vừa qua tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.
Theo báo cáo của Ban Dân nguyện, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ trả lời rất chung, chưa nêu rõ trách nhiệm cụ thể của bộ trong công tác quản lý nhà nước khi để xảy ra việc gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay, như trách nhiệm của bộ trong việc ban hành các quy định về chấm thi, quản lý bài thi,.. chưa khoa học, còn sơ hở, chưa đảm bảo chặt chẽ, công khai nhưng đã không được thường xuyên rà soát, kiểm tra... Công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức kỳ thi tại các địa phương còn hình thức, thiếu hiệu quả nên không chủ động phát hiện được sai phạm. Bên cạnh đó, việc xử lý các cá nhân, tập thể của Bộ trong việc để xảy ra những tiêu cực nêu trên cũng không được nhắc đến trong các văn bản trả lời với cử tri.
Cũng tại phiên họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới kỳ họp thứ bảy Quốc hội khóa XIV sắp diễn ra tới đây. Theo báo cáo, từ sau kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 1.915 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Đề nghị giữ nguyên tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia
Tiếp tục chương trình, chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. Tại phiên họp, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến là tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C (Điều 7 đến Điều 10 dự thảo Luật).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án luật) Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 và tại Hội nghị đại biểu chuyên trách cho rằng, Luật Đầu tư công hiện hành đã quy định tại Điều 11 về điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công thực hiện trong trường hợp chỉ số giá có biến động lớn hoặc có điều chỉnh lớn về phân cấp đầu tư công… Song, thực tế thời gian qua, chỉ số giá không có biến động lớn và việc phân cấp đầu tư công cơ bản ổn định. Hơn nữa, tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia với mức vốn 10.000 tỷ đồng như hiện nay là không phát sinh vướng mắc trong thực hiện (cho đến nay chỉ có 2 dự án trình Quốc hội). Do đó, đề nghị giữ nguyên tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia như Luật hiện hành.
Tuy nhiên, Chính phủ và một số ý kiến cho rằng, để đảm bảo phù hợp với thực tiễn biến động giá cả, phân loại dự án phù hợp với quy mô ngân sách, đồng thời bảo đảm Luật Đầu tư công (sửa đổi) sau khi được thông qua sẽ được áp dụng phù hợp trong dài hạn, cần điều chỉnh mức vốn đầu tư của dự án quan trọng quốc gia tăng gấp 2 lần so với quy định hiện hành (20.000 tỷ đồng). Đối với tiêu chí phân loại dự án nhóm A, B, C, một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành vì cho rằng không có vướng mắc trong thực hiện. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng để đảm bảo phù hợp với trình độ quản lý, quy mô ngân sách địa phương,… đề nghị điều chỉnh mức vốn đầu tư của dự án nhóm A, B, C tăng gấp 2 lần so với quy định hiện hành.
Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho tiếp thu theo đa số và xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 về nội dung này theo 2 phương án. Phương án 1: Giữ nguyên tiêu chí tổng mức đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia và các dự án nhóm A, B, C. Phương án 2: Điều chỉnh mức vốn đầu tư của dự án quan trọng quốc gia tăng gấp 2 lần so với quy định hiện hành (20.000 tỷ đồng) và điều chỉnh tăng tương ứng đối với dự án nhóm A, B, C.
Cho ý kiến về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, thực tế hiện nay, các dự án chưa gặp vướng mắc gì nhiều ở tiêu chí mà vướng ở trình tự, thủ tục, quy trình tổ chức thực hiện. Nhấn mạnh cả nhiệm kỳ này, Quốc hội có hai dự án quan trọng quốc gia là Sân bay Long Thành và Cao tốc Bắc - Nam phía Đông không vướng gì về quy mô mà do triển khai chậm, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành. Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Luật vướng ở đâu sẽ sửa ở đó. Đến giờ, tiêu chí tổng mức đầu tư dự án quan trọng quốc gia không gặp phải vướng mắc gì. Chủ tịch Quốc hội đề nghị giữ nguyên quy định tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia với mức vốn 10.000 tỷ đồng như hiện nay.
Về thời điểm thông qua dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, thực tiễn quản lý còn đặt ra nhiều vấn đề lớn, phức tạp. Nhiều nội dung quy định trong dự thảo Luật chưa đủ bao quát, rõ ràng. Dự án Luật có liên quan đến các bộ, ngành, địa phương và còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Do vậy, đề nghị báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội cho phép áp dụng quy định thông qua tại 3 kỳ họp để có thêm thời gian nghiên cứu, chỉnh lý và hoàn thiện dự án Luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích, Luật này phải giải quyết các vấn đề thực tế. Mấy kỳ họp vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đánh giá đầu tư công chậm trễ, trì trệ. Nguyên nhân của tình trạng này là do có một số vướng mắc liên quan đến Luật Đầu tư công nhưng quan trọng hơn là khâu tổ chức thực hiện. Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, nếu dự án Luật thông qua tại 3 kỳ họp sẽ không giải quyết vấn đề thực tiễn và các vấn đề tồn đọng từ trước đến nay. Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Ban soạn thảo nên cố gắng hoàn thiện dự án Luật để thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và không sửa toàn diện mà chỉ sửa những quy định không hợp lý, đang gây vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Dự kiến tổng thời gian làm việc tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội là 20 ngày
Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 20 ngày, khai mạc vào ngày 20-5 và bế mạc vào ngày 14-6-2019.
Trình bày Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, nội dung Kỳ họp bổ sung Báo cáo của Chính phủ (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu) về tình hình và kết quả xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương. Bên cạnh đó, hai nội dung trình Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; dự thảo Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể để bảo đảm lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được giữ nguyên, không lùi sang Kỳ họp thứ 8.
Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến đóng góp, căn cứ tình hình thực tế và thời gian tiến hành kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội đã dự kiến điều chỉnh thứ tự, thời điểm xem xét một số nội dung cho phù hợp, đồng thời đề nghị giữ lượng thời gian như đã dự kiến về một số nội dung: 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn; 0,5 ngày ở hội trường/1 dự án, dự thảo. Bên cạnh đó, không bố trí thảo luận riêng mà kết hợp thảo luận cùng các vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước các nội dung về: việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công; kết quả kiểm điểm và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Đánh giá về công tác chuẩn bị, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, nhìn chung, các cơ quan đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động phối hợp chuẩn bị các nội dung kỳ họp và sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, phần lớn các tài liệu kỳ họp vẫn chưa được gửi đến đại biểu Quốc hội (chỉ có 5 dự án luật trình Quốc hội thông qua được gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội). Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các nội dung và gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội để bảo đảm thời gian nghiên cứu trước khi về dự kỳ họp.
Thảo luận tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV và các kiến nghị của Tổng Thư ký Quốc hội.
Phản ánh về các vấn đề nóng nổi lên trong xã hội thời gian qua như tình trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng do dùng ma túy, rượu bia; các vụ trọng án về buôn bán ma túy; các vụ giết người nghiêm trọng do sử dụng ma túy đá; tình trạng xâm hại trẻ em.., nhiều đại biểu đề xuất, cần thiết đưa những nội dung này vào chương trình thảo luận tại Kỳ họp thứ 7 để có hướng giải quyết kịp thời, bởi nếu chờ sửa luật sẽ rất chậm. Ngoài ra, các ý kiến cũng đề nghị tăng thời gian phát biểu cho các đại biểu Quốc hội tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, những vấn đề nóng sẽ được đưa vào nội dung gợi ý thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV. Đối với những vấn đề cấp bách chưa kịp sửa luật, trước mắt sẽ xử lý bằng các Nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan để chuẩn bị tốt cho Kỳ họp sắp tới./.
Đoàn Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng làm việc tại các tỉnh Hải Phòng, Điện Biên  (09/05/2019)
Dưỡng mạch nguồn vốn xoay chuyển đói nghèo  (09/05/2019)
Phát triển đội ngũ công nhân trước yêu cầu mới  (09/05/2019)
Phát triển đội ngũ công nhân trước yêu cầu mới  (09/05/2019)
Tăng cường quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển, hải đảo góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam  (09/05/2019)
Khai mạc Phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (08/05/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển