Chủ tịch Quốc hội lên đường tham dự APPF-27 tại Campuchia
22:23, ngày 14-01-2019
Nhận lời mời của Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei Heng Samrin, Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 27 (APPF-27), chiều 14-01, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị APPF-27 tại Siem Reap, Campuchia từ ngày 14 đến 16-01-2019.
Tham gia Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội : Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Campuchia Uông Chu Lưu; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến; Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; đại diện các cơ quan hữu quan, đại biểu Quốc hội một số địa phương.
Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương hiện có 27 nghị viện thành viên. Chủ đề của Hội nghị APPF-27 là “Tăng cường quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững,” đặt ưu tiên vào mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển bền vững.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự APPF-27 nhằm tiếp tục thực hiện vai trò chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương, phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam tại diễn đàn này, góp phần thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao chung của Nhà nước Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển./.
Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương hiện có 27 nghị viện thành viên. Chủ đề của Hội nghị APPF-27 là “Tăng cường quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững,” đặt ưu tiên vào mục tiêu bảo đảm hòa bình, an ninh và phát triển bền vững.
Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự APPF-27 nhằm tiếp tục thực hiện vai trò chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ngoại giao nghị viện đa phương, phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam tại diễn đàn này, góp phần thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao chung của Nhà nước Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển./.
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
- Ngoại giao không gian mạng: Kinh nghiệm của một số quốc gia và gợi mở đối với Việt Nam
- Bối cảnh quốc tế và trong nước - Những vấn đề đặt ra để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
- Bảy mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga: Viết tiếp những trang sử vẻ vang và tự hào
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay