Cuba tổ chức hội thảo về kinh nghiệm phát triển của Việt Nam
Với tham luận dưới tiêu đề “Việt Nam, con hổ châu Á mới trước những thách thức của trật tự quốc tế hiện tại,” tiến sỹ Ruvislei González Sáez, thuộc CIPI, đã nhấn mạnh tới tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong nhiều năm liên tục, chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách phát triển từng bước các trung tâm công nghiệp từ quy mô nhỏ ban đầu và chính sách tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển.
Tiến sỹ Ruvislei González cũng trình bày những lợi thế và bất lợi đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đang diễn ra “cuộc chiến thương mại” giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như những thách thức đối với con đường phát triển của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế ngày nay.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN bên lề hội thảo, tiến sỹ Ruvislei González cho biết việc đánh giá Việt Nam là một “con hổ châu Á” không chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn thuộc hàng cao tại khu vực - một tiêu chí cơ bản truyền thống cho khái niệm “con hổ kinh tế” - mà còn bởi tốc độ tăng trưởng đó mang tới sự chuyển biến phù hợp với định hướng phát triển của đất nước, như việc cải thiện tính cạnh tranh quốc tế hay giảm tỷ lệ đói nghèo một cách bền vững.
Về những thách thức, ông González nhận định mức độ phụ thuộc cao vào hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là việc tập trung vào một số thị trường lớn, khiến cho Việt Nam trở nên nhạy cảm hơn với các biến động trên trường quốc tế và đòi hỏi sự đa dạng thị trường lớn hơn.
Bên cạnh đó, theo tiến sỹ González, Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng giáo dục để tạo thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm của mình nhờ những nghiên cứu, sáng tạo; cũng như cần bảo vệ tốt hơn cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những cơ sở dễ bị tổn thương hơn trong nền kinh tế ngày càng mở.
Sau khi điểm lại một số cột mốc trong mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba, thạc sỹ về quan hệ quốc tế Liurka Rodríguez Barrios, thuộc Bộ Ngoại giao Cuba, khẳng định dựa trên cơ sở bề dầy lịch sử, sự tương đồng về định hướng và sự tin tưởng vững chắc, quan hệ giữa hai nước đang phát triển vào giai đoạn mới hướng tới những đóng góp cụ thể hơn cho công cuộc Đổi mới tại Việt Nam và Cập nhật mô hình kinh tế-xã hội tại Cuba.
Bà Rodríguez Barrios cho rằng dù Việt Nam hiện lại là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Cuba tại châu Á và trong khi đảo quốc Caribe cũng là điểm tiếp nhận đầu tư quan trọng của nước ta tại khu vực Mỹ Latinh, đây mới chỉ là những bước khởi đầu cho một mối quan hệ còn nhiều tiềm năng trong tương lai.
Dưới tiêu đề “Những nan đề của một trật tự quốc tế đang chuyển tiếp: đe dọa, thách thức và cơ hội,” Hội thảo Nghiên cứu chiến lược lần thứ IV của CIPI bao gồm 21 cuộc thảo luận chuyên đề và quy tụ các diễn giả từ nhiều nước như Mexico, Colombia, Panama, Ecuador, Bolivia, Haiti, Costa Rica, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Italy, Tây Ban Nha, Palestine, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE)./.
Thủ tướng thăm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam  (28/10/2018)
Hợp tác quốc phòng luôn là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt-Trung  (28/10/2018)
Người dân Anh đang mất niềm tin vào tiến trình Brexit  (28/10/2018)
Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng thăm và làm việc tại Thụy Sĩ  (28/10/2018)
Khai mạc Đại hội Thể dục, Thể thao tỉnh Bắc Ninh lần thứ VIII năm 2018  (28/10/2018)
Khai mạc Đại hội Thể dục, Thể thao tỉnh Bắc Ninh lần thứ VIII năm 2018  (28/10/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên