"Liên kết và Phát triển" đồng bằng sông Cửu Long
TCCSĐT - Trong 2 ngày 5 và 6-9-2010, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Đầu tư và Phát triển đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề: "Liên kết và Phát triển". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc; bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; trên 750 đại biểu của các bộ, ngành Trung ương; 13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long; các hiệp hội, tập đoàn kinh tế, ngân hàng, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước; các Ðại sứ quán, Tổng lãnh sự quán, Tham tán Thương mại của 12 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Úc.
Đây là Hội nghị thuộc Chương trình Xúc tiến đầu tư quốc gia, với mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong khu vực đẩy mạnh thu hút đầu tư để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, tăng nhanh tốc độ tăng trưởng của từng tỉnh và cả vùng. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để các tổ chức tín dụng, các tập đoàn lớn, các tổng công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, đối thoại chính sách, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh vào các tỉnh, thành của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ đề "Liên kết và Phát triển" của Hội nghị lần này nhằm tìm các giải pháp để hiện thực hóa việc "liên kết vùng". Không chỉ nhìn về góc độ liên kết của các dự án liên vùng; liên kết giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân; liên kết giữa lãnh đạo trung ương và lãnh đạo địa phương trong việc hoạch định các chính sách phát triển cho vùng và các địa phương; liên kết giữa khu vực sản xuất và tiêu thụ, liên kết giữa các địa phương của đồng bằng sông Cửu Long trong việc quyết định lựa chọn các dự án phát triển để tránh việc xây dựng, sản xuất trùng lặp, dư thừa dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.
Hai chủ đề tọa đàm quan trọng tại Hội nghị là "Liên kết để tạo đột phá trong phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long bền vững" và "Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư thành công tại vùng đồng bằng sông Cửu Long". Nhiều ý kiến tâm huyết và trách nhiệm đã nhấn mạnh đến việc xây dựng chính sách thu hút đầu tư, phát triển mang tính toàn vùng để khai thác tiểm năng, thế mạnh và thúc đẩy đầu tư phát triển. Ý kiến của các bộ, ngành trung ương cũng như lãnh đạo các tỉnh trong vùng đều bày tỏ cam kết đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại địa phương.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Vùng đồng bằng sông Cửu Long hằng năm đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước; hằng năm sản xuất khoảng 50% sản lượng lúa, 52% sản lượng thủy sản, đóng góp khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu và khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong những năm gần đây, kinh tế của vùng liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10%-12%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP ngày càng tăng lên; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là cung cấp điện, giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục có bước phát triển quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nhấn mạnh kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế to lớn của vùng, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài hạn chế, thấp xa so với các vùng khác. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng rằng, thông qua Hội nghị này, các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp có dịp trao đổi những thông tin mới nhất về cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư, các dự án tiềm năng của phía Việt Nam đang kêu gọi và khuyến khích đầu tư; những vấn đề khó khăn vướng mắc đối với việc kinh doanh, đầu tư cần được làm rõ và tháo gỡ. Từ đó, các bên liên quan cùng nhau xây dựng những cơ chế, chính sách thu hút và thúc đẩy đầu tư, phát triển mang tính liên vùng, khai thác thật tốt các tiềm năng, thế mạnh của cả vùng, huy động cao nhất các nguồn lực bên trong và bên ngoài, ngày càng có nhiều hơn các dự án đầu tư đủ lớn, đủ tầm mang biểu tượng của sự liên kết vùng, sớm đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Kết thúc Hội nghị, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã ký biên bản ghi nhớ cam kết đầu tư thuộc tám lĩnh vực: kết cấu hạ tầng, năng lượng, giáo dục, du lịch, khu dân cư, khu công nghiệp và thương mại - dịch vụ chế biến thủy sản với tổng số vốn gần 17.700 tỉ đồng và 907 triệu USD ở các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ./.
Bảo vệ môi trường - một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để phát triển bền vững  (07/09/2010)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 131 (3-9-2010)  (07/09/2010)
Sông Nhuệ - sông Đáy đang ở... “đáy” của sự sống?  (07/09/2010)
Công ty cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước vượt khó, tạo thế chủ động trong chiến lược phát triển thị trường  (07/09/2010)
Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến  (07/09/2010)
Giải pháp thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ tại Việt Nam  (07/09/2010)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên