Thủ tướng thăm mô hình sản xuất rau an toàn tại Lâm Đồng
21:14, ngày 29-07-2018
Trước thềm Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chiều 29-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới tham quan mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất rau an toàn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại Nông sản Phong Thúy (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng).
Đây là cơ sở được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thí điểm thiết lập hệ thống máy phân loại nông sản (cà chua) đem lại năng suất cao. Công ty Nông sản Phong Thúy hiện có trang trại rộng 55ha, sản lượng 5.000 tấn/năm, với 135 người lao động. Công ty tạo thu nhập ổn định cho người lao động và 30 hộ liên kết (75ha).
Doanh thu sản xuất công nghệ cao trong nhà kính 1-3 tỷ/ha/năm, cao gấp nhiều lần so với sản xuất truyền thống. 10% sản lượng đã được xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Sau khi thăm trang trại sản xuất giống, khu sản xuất rau thủy canh, khu sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, Thủ tướng đã tới thăm khu sơ chế sau thu hoạch của Công ty Phong Thúy.
Theo ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty, từ khi được lắp đặt máy phân loại, năng suất phân loại cà chua của công ty tăng từ 120 tấn/tháng lên 200 tấn (tăng 66%), trong khi đó công lao động giảm tới 75%.
Máy có khả năng phân loại sản phẩm cà chua theo các tiêu chí về kích thước, màu sắc, đáp ứng yêu cầu đặt hàng từ các siêu thị và chợ đầu mối trong nước.
Trên cơ sở hoạt động hiệu quả của trung tâm sau thu hoạch thí điểm tại Công ty Phong Thúy, tỉnh Lâm Đồng đã có kế hoạch nhân rộng mô hình này.
Theo đó, đến năm 2020, tỉnh sẽ hình thành từ 4-6 trung tâm sau thu hoạch có công suất chế biến từ 50.000-120.000 tấn sản phẩm/năm/trung tâm; đồng thời hỗ trợ về đầu tư chuyển giao công nghệ và máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại.
Tỉnh cũng sẽ hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm quản lý chất lượng toàn diện, quản lý tinh gọn, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Đánh giá cao Công ty Phong Thúy có tầm nhìn xa trong việc đầu tư công nghệ cao để sản xuất nông sản an toàn, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo công ty tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh phát triển thị trường.
Qua đó, giúp người tiêu dùng trong nước biết đến thương hiệu nông sản Phong Thúy và được sử dụng nông sản an toàn, đồng thời góp phần thúc đẩy xuất khẩu rau củ quả an toàn thương hiệu Việt xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Thủ tướng nhấn mạnh, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông sản an toàn là hướng đi quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam, mang lại giá trị cao và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Cùng với việc mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Công ty Phong Thúy quan tâm chăm lo đến đời sống cho công nhân lao động, đẩy mạnh liên kết với các hộ nông dân, đưa công ty phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Theo chương trình, sáng 30-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, với dự tham dự của khoảng 600 đại biểu, gồm lãnh đạo các bộ ngành, các tổ chức quốc tế... và đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tại hội nghị, Thủ tướng sẽ trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, trong đó dự kiến sẽ công bố một Nghị quyết của Chính phủ về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Cũng trong chiều 29-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Chi, trú tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng./.
Doanh thu sản xuất công nghệ cao trong nhà kính 1-3 tỷ/ha/năm, cao gấp nhiều lần so với sản xuất truyền thống. 10% sản lượng đã được xuất khẩu đi Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Sau khi thăm trang trại sản xuất giống, khu sản xuất rau thủy canh, khu sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP, Thủ tướng đã tới thăm khu sơ chế sau thu hoạch của Công ty Phong Thúy.
Theo ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty, từ khi được lắp đặt máy phân loại, năng suất phân loại cà chua của công ty tăng từ 120 tấn/tháng lên 200 tấn (tăng 66%), trong khi đó công lao động giảm tới 75%.
Máy có khả năng phân loại sản phẩm cà chua theo các tiêu chí về kích thước, màu sắc, đáp ứng yêu cầu đặt hàng từ các siêu thị và chợ đầu mối trong nước.
Trên cơ sở hoạt động hiệu quả của trung tâm sau thu hoạch thí điểm tại Công ty Phong Thúy, tỉnh Lâm Đồng đã có kế hoạch nhân rộng mô hình này.
Theo đó, đến năm 2020, tỉnh sẽ hình thành từ 4-6 trung tâm sau thu hoạch có công suất chế biến từ 50.000-120.000 tấn sản phẩm/năm/trung tâm; đồng thời hỗ trợ về đầu tư chuyển giao công nghệ và máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại.
Tỉnh cũng sẽ hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm quản lý chất lượng toàn diện, quản lý tinh gọn, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.
Đánh giá cao Công ty Phong Thúy có tầm nhìn xa trong việc đầu tư công nghệ cao để sản xuất nông sản an toàn, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo công ty tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh phát triển thị trường.
Qua đó, giúp người tiêu dùng trong nước biết đến thương hiệu nông sản Phong Thúy và được sử dụng nông sản an toàn, đồng thời góp phần thúc đẩy xuất khẩu rau củ quả an toàn thương hiệu Việt xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Thủ tướng nhấn mạnh, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông sản an toàn là hướng đi quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam, mang lại giá trị cao và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Cùng với việc mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu, Thủ tướng đề nghị lãnh đạo Công ty Phong Thúy quan tâm chăm lo đến đời sống cho công nhân lao động, đẩy mạnh liên kết với các hộ nông dân, đưa công ty phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Theo chương trình, sáng 30-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, với dự tham dự của khoảng 600 đại biểu, gồm lãnh đạo các bộ ngành, các tổ chức quốc tế... và đông đảo doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Tại hội nghị, Thủ tướng sẽ trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, trong đó dự kiến sẽ công bố một Nghị quyết của Chính phủ về thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Cũng trong chiều 29-7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Chi, trú tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng./.
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng bầu cử Quốc hội Campuchia thành công  (29/07/2018)
Ban Tuyên huấn Khu ủy Khu 5 đón nhận danh hiệu Anh hùng  (29/07/2018)
Việt Nam dự Hội thao quân sự quốc tế Armygames 2018 tại Nga  (29/07/2018)
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ba tướng công an, quân đội  (28/07/2018)
Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu  (28/07/2018)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên