“Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ dừng hoạt động nhưng nhiệm vụ thì không kết thúc”
Tham dự hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND của 13 tỉnh, thành phố trong vùng Tây Nam Bộ và một số đồng chí lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ qua các thời kỳ.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá qua 15 năm hoạt động, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đã góp phần cùng với các địa phương trong vùng bảo đảm an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị và đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của toàn vùng.
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng như 2 ban khác là Ban chỉ đạo Tây Bắc và Tây Nguyên sẽ kết thúc nhiệm vụ trong đầu năm 2018. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh rằng: “Ban chỉ đạo kết thúc nhiệm vụ nhưng những chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ sẽ không chấm dứt mà các bộ, địa phương phải tiếp tục thực hiện và thực hiện tốt hơn nữa”.
Về các vấn đề lớn của vùng Tây Nam Bộ mà ban chỉ đạo đã dày công nghiên cứu, tổng kết như thích ứng với biến đổi khí hậu và liên kết kinh tế, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quyết định thực hiện thí điểm cơ chế điều phối liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng Tổ điều phối; khuyến khích các địa phương thực hiện liên kết tiểu vùng như tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau,...
Về công tác cán bộ sau khi kết thúc nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương sắp xếp lại các cán bộ thuộc các Vụ chuyên môn, Văn phòng của Ban chỉ đạo trong thời gian ngắn tới.
Đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo bày tỏ mong muốn: “Vùng Tây Nam Bộ- Đồng bằng sông Cửu Long phải thích ứng với biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, trở thành một vùng đồng bằng trù phú dựa trên chính nguồn lực con người sinh ra ở mảnh đất này. Trung ương và chính quyền các địa phương trong vùng phải khơi dậy nguồn lực này”.
Gửi lời chúc sức khoẻ, thành công tới các thành viên Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giao cho lãnh đạo các địa phương trong vùng chăm lo đời sống cho người dân đón Tết tươi vui, an toàn, đầm ấm, hướng tới thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế của năm bản lề 2018 trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội đảng bộ các địa phương./.
Người hâm mộ bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh "cháy hết mình" trong buổi giao lưu với đội tuyển U23 Việt Nam  (05/02/2018)
Bảo vệ sức khỏe cán bộ tại Hội nghị Pa-ri  (04/02/2018)
Văn phòng Chính phủ Việt Nam và Lào thúc đẩy các nội dung hợp tác  (04/02/2018)
Trao tặng huân, huy chương cho các cán bộ đối ngoại của Lào  (04/02/2018)
Việt Nam tham gia tích cực cuộc họp Ủy ban Thường trực ICAPP 29  (04/02/2018)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên