Cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội
Tiếp tục Phiên họp thứ 19, chiều 13-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết Kỳ họp thứ 4 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá Kỳ họp thứ 4 đã hoàn thành khối lượng lớn công việc với nhiều quyết sách quan trọng, mở ra nhiều cơ hội và động lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tính tranh luận thể hiện ở hầu hết các phiên họp, tạo không khí sôi nổi, cởi mở, thẳng thắn.
Kết quả Kỳ họp thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, sự phối hợp chặt chẽ của toàn hệ thống chính trị; trong đó có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, tinh thần làm việc tận tụy, khẩn trương của các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan; sự tích cực, chủ động, tâm huyết của các vị đại biểu Quốc hội; sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sự theo dõi, giám sát, chia sẻ của cử tri, nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế; sự tham gia, đưa tin kịp thời, chính xác của các cơ quan thông tấn, báo chí.
Các đại biểu nhấn mạnh thành công của Kỳ họp tiếp tục khẳng định tinh thần không ngừng đổi mới, cải tiến, ngày càng công khai, minh bạch, gắn bó với nhân dân, được nhân dân giám sát chặt chẽ để những quyết sách của Quốc hội giải quyết trúng và đúng những vấn đề thực tiễn đặt ra, góp phần đưa đất nước phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chỉ rõ, bên cạnh kết quả đạt được, việc tổ chức Kỳ họp thứ 4 vẫn còn một số hạn chế cần tiếp tục được rút kinh nghiệm. Cụ thể là chất lượng chuẩn bị một số nội dung còn hạn chế. Nhiều nội dung chưa bảo đảm tiến độ chuẩn bị tài liệu, không kịp gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội.
Việc bổ sung gấp một số nội dung quan trọng vào chương trình kỳ họp cho thấy sự bị động, cần phải được tất cả các cơ quan hữu quan rút kinh nghiệm...
Kỳ họp thứ 5 dự kiến xem xét, thông qua 7 dự án luật
Về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dự kiến Quốc hội làm việc trong 20,75 ngày; cụ thể họp phiên trù bị, khai mạc vào ngày 21-5-2018, bế mạc vào ngày 18-6-2018, trong đó không bố trí Quốc hội làm việc ngày thứ bảy để bảo đảm thời gian nghiên cứu tài liệu của đại biểu và các cơ quan của Quốc hội tiến hành một số công việc cần thiết.
Tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, một dự thảo nghị quyết; đồng thời cho ý kiến 11 dự án luật. Trong đó, dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đã được Quốc hội quyết định xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp nên đề nghị tiếp tục cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5. Ngoài ra, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5.
Quốc hội xem xét các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước; quyết toán ngân sách Nhà nước; thực hiện giám sát chuyên đề; xem xét, thông qua các Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát và việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2019; xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác...
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vào tuần đầu tiên của tháng 4-2018 để cho ý kiến về một số nội dung cần thiết; đồng thời, đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban đề xuất những nội dung cần thảo luận tại Hội nghị để sớm xây dựng kế hoạch tổ chức.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng để nâng cao chất lượng các dự án luật thì nên thông qua theo quy trình tại hai kỳ họp. Bên cạnh đó, một số luật quan trọng nên tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để cho ý kiến.
Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình chỉ rõ, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách phải là hội nghị “cứng”, thảo luận trước các nội dung; sau đó tổng kết lại những vấn đề chủ chốt để khi đưa ra Quốc hội, các đại biểu chỉ cho ý kiến về các vấn đề này.
Ngoài ra, các đơn vị cần tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tránh tình trạng Quốc hội đã lên chương trình nhưng lại thay đổi.
Kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các đại biểu, chỉnh lý nội dung, sau đó gửi xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.
Công tác xây dựng Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay  (13/12/2017)
Chính phủ tạo điều kiện cho hợp tác doanh nghiệp Việt - Nga  (13/12/2017)
Phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh  (13/12/2017)
Nên có hệ thống lương chung và dùng phụ cấp để ưu đãi đối tượng đặc thù  (13/12/2017)
Nâng cao năng suất để vượt qua bẫy thu nhập trung bình  (13/12/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên