Ứng cử viên Việt Nam rút khỏi cuộc đua Tổng Giám đốc UNESCO
22:02, ngày 12-10-2017
Vòng 3 cuộc bỏ phiếu bầu Tổng Giám đốc UNESCO đã ghi nhận sự bứt phá của ứng cử viên Audrey Azoulay của Pháp, khi giành được 18 phiếu, cùng xếp vị trí đứng đầu với ứng cử viên Hammad bin Al-Kawari của Qatar.
Ứng cử viên Moushira Khattab của Ai Cập đứng thứ 3 với 13 phiếu. Dự kiến, Hội đồng chấp hành UNESCO sẽ tiếp tục bỏ phiếu vòng 4 vào cuối buổi họp chiều 12-10-2017.
Ứng cử viên Đường Kiền của Trung Quốc vẫn đạt được 5 phiếu như hai vòng trước và ứng cử viên Vera El Khoury của Liban nhận được 4 phiếu ủng hộ. Ứng cử viên Phạm Sanh Châu của Việt Nam đã quyết định rút khỏi cuộc đua tranh trước giờ bỏ phiếu vòng 3. Việc Việt Nam rút ứng cử trong tình hình tranh cử hiện tại là chuyện bình thường trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là với một cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh cao và quyết liệt này.
Ông Michael Worbs, Chủ tịch Hội đồng chấp hành, đánh giá ứng cử viên của Việt Nam "đã tạo được sự tiến bộ đáng chú ý tại vòng 2" và nhấn mạnh "quyết định rút khỏi cuộc đua của ứng cử viên Việt Nam đã thể hiện sự phân tích tình hình rất sâu sắc." Theo đánh giá của nhiều thành viên Ban thư ký UNESCO, việc Việt Nam rút ứng cử viên sẽ giúp tập trung phiếu bầu cho những ứng cử viên còn lại.
Trong lịch sử bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO, hầu hết các nước đều rút ứng cử viên của mình nếu sau 2 vòng không đạt được 10 phiếu trở lên. Vào năm 1999, hai ứng cử viên Gareth Evans - Bộ trưởng Ngoại giao - của Australia và Ismail Sergeldin - Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới - của Ai Cập đã quyết định rút lui sau khi chỉ đạt được lần lượt là 6 và 4 phiếu trong vòng 2. Thậm chí trong kỳ bầu cử năm 2009, ứng cử viên người Áo, Ủy viên châu Âu về quan hệ đối ngoại, Benita Ferrero Waldne cũng đã rút khỏi cuộc đua, mặc dù nâng được số phiếu từ vòng 2 là 9 lên 11 phiếu ở vòng 3. Các cuộc bầu Tổng Giám đốc các năm 2003 và 2013, do đương kim Tổng Giám đốc tái cử nên cuộc đua dừng ngay tại vòng 1 với chiến thắng áp đảo của đương kim Tổng Giám đốc.
Thời gian qua, công tác vận động cho ứng cử viên của Việt Nam, được tổ chức một cách có hệ thống và khá bài bản, đã giúp cho ứng cử viên Việt Nam có được sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế và đồng thời giúp bạn bè trên thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, đường lối chính sách của Việt Nam.
Khi gặp Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp 202 của Hội đồng chấp hành - Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova đã đánh giá cao chiến dịch tranh cử của Việt Nam, góp phần làm cho tên Việt Nam được nhắc nhiều và thường xuyên tại UNESCO trong suốt thời gian qua. Bà Bokova cũng đánh giá cao năng lực, tâm huyết của ứng cử viên Việt Nam Phạm Sanh Châu. Nguyên cố vấn cao cấp về chính sách của UNESCO, Hans D’Orville, tuy tỏ lấy làm tiếc cho ứng cử viên Việt Nam nhưng cho rằng Việt Nam đã đưa ra một quyết định "đúng đắn và đúng lúc."
Có thể thấy rằng, ngay trong lần đầu tiên cử đại diện tranh cử vị trí đứng đầu của một tổ chức được mệnh danh là đại diện cho lương tri và trí tuệ của nhân loại trong hệ thống Liên hợp quốc, Việt Nam đã gửi đến một thông điệp rõ ràng và đầy thiện chí với bạn bè quốc tế về mong muốn và sự sẵn sàng tham gia đóng góp nhiều hơn nữa vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế.
Từng bước trong quá trình vận động, ứng cử viên Phạm Sanh Châu cũng đã thể hiện được năng lực và khả năng vươn lên của người Việt Nam. Chiến dịch vận động tranh cử của Việt Nam vừa qua thực sự là một cuộc tập dượt lớn với những kết quả và bài học có ý nghĩa cho sự tham gia vào các cuộc chơi lớn và ở tầm thế giới khi Việt Nam quyết tâm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế./
Ứng cử viên Đường Kiền của Trung Quốc vẫn đạt được 5 phiếu như hai vòng trước và ứng cử viên Vera El Khoury của Liban nhận được 4 phiếu ủng hộ. Ứng cử viên Phạm Sanh Châu của Việt Nam đã quyết định rút khỏi cuộc đua tranh trước giờ bỏ phiếu vòng 3. Việc Việt Nam rút ứng cử trong tình hình tranh cử hiện tại là chuyện bình thường trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là với một cuộc bầu cử mang tính cạnh tranh cao và quyết liệt này.
Ông Michael Worbs, Chủ tịch Hội đồng chấp hành, đánh giá ứng cử viên của Việt Nam "đã tạo được sự tiến bộ đáng chú ý tại vòng 2" và nhấn mạnh "quyết định rút khỏi cuộc đua của ứng cử viên Việt Nam đã thể hiện sự phân tích tình hình rất sâu sắc." Theo đánh giá của nhiều thành viên Ban thư ký UNESCO, việc Việt Nam rút ứng cử viên sẽ giúp tập trung phiếu bầu cho những ứng cử viên còn lại.
Trong lịch sử bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO, hầu hết các nước đều rút ứng cử viên của mình nếu sau 2 vòng không đạt được 10 phiếu trở lên. Vào năm 1999, hai ứng cử viên Gareth Evans - Bộ trưởng Ngoại giao - của Australia và Ismail Sergeldin - Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới - của Ai Cập đã quyết định rút lui sau khi chỉ đạt được lần lượt là 6 và 4 phiếu trong vòng 2. Thậm chí trong kỳ bầu cử năm 2009, ứng cử viên người Áo, Ủy viên châu Âu về quan hệ đối ngoại, Benita Ferrero Waldne cũng đã rút khỏi cuộc đua, mặc dù nâng được số phiếu từ vòng 2 là 9 lên 11 phiếu ở vòng 3. Các cuộc bầu Tổng Giám đốc các năm 2003 và 2013, do đương kim Tổng Giám đốc tái cử nên cuộc đua dừng ngay tại vòng 1 với chiến thắng áp đảo của đương kim Tổng Giám đốc.
Thời gian qua, công tác vận động cho ứng cử viên của Việt Nam, được tổ chức một cách có hệ thống và khá bài bản, đã giúp cho ứng cử viên Việt Nam có được sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế và đồng thời giúp bạn bè trên thế giới hiểu rõ hơn về đất nước, con người, đường lối chính sách của Việt Nam.
Khi gặp Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp 202 của Hội đồng chấp hành - Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova đã đánh giá cao chiến dịch tranh cử của Việt Nam, góp phần làm cho tên Việt Nam được nhắc nhiều và thường xuyên tại UNESCO trong suốt thời gian qua. Bà Bokova cũng đánh giá cao năng lực, tâm huyết của ứng cử viên Việt Nam Phạm Sanh Châu. Nguyên cố vấn cao cấp về chính sách của UNESCO, Hans D’Orville, tuy tỏ lấy làm tiếc cho ứng cử viên Việt Nam nhưng cho rằng Việt Nam đã đưa ra một quyết định "đúng đắn và đúng lúc."
Có thể thấy rằng, ngay trong lần đầu tiên cử đại diện tranh cử vị trí đứng đầu của một tổ chức được mệnh danh là đại diện cho lương tri và trí tuệ của nhân loại trong hệ thống Liên hợp quốc, Việt Nam đã gửi đến một thông điệp rõ ràng và đầy thiện chí với bạn bè quốc tế về mong muốn và sự sẵn sàng tham gia đóng góp nhiều hơn nữa vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế.
Từng bước trong quá trình vận động, ứng cử viên Phạm Sanh Châu cũng đã thể hiện được năng lực và khả năng vươn lên của người Việt Nam. Chiến dịch vận động tranh cử của Việt Nam vừa qua thực sự là một cuộc tập dượt lớn với những kết quả và bài học có ý nghĩa cho sự tham gia vào các cuộc chơi lớn và ở tầm thế giới khi Việt Nam quyết tâm chủ động và tích cực hội nhập quốc tế./
Hội nghị IPU-137: Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế  (12/10/2017)
Cần Thơ: 10 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới  (12/10/2017)
Thủ tướng tới hiện trường trực tiếp chỉ đạo ứng phó lũ tại Ninh Bình  (12/10/2017)
Mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn mới  (12/10/2017)
Chính phủ dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2017 đạt 6,7%  (12/10/2017)
Chuyên gia: Tổng thống Mỹ từ bỏ "quyền lực mềm" cho Trung Quốc  (12/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay