Brexit “cứng” sẽ làm châu Âu mất hơn 1,2 triệu việc làm
Báo cáo của KUL so sánh những tác động tới thị trường việc làm trong 2 khả năng Brexit “cứng” và Brexit “mềm”. Theo đó, các chuyên gia dự báo châu Âu sẽ mất hơn 1,2 triệu việc làm, trong khi phía Anh mất 526.000 việc làm nếu xảy ra Brexit "cứng".
Cụ thể, trong kịch bản Brexit “mềm”, Anh và 27 nước EU sẽ vẫn duy trì cơ chế không thuế quan dù sẽ có những hàng rào thương mại phi thuế quan giữa Anh với một số nước như Na Uy.
Trong trường hợp Brexit "cứng", thuế quan giữa Anh và các nước EU sẽ được "cài đặt lại" theo đúng tỷ lệ quy định trong các thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo báo cáo trên, con số việc làm bị mất tại EU trong 2 trường hợp Brexit “mềm” và “cứng” sẽ lần lượt là 284.000 và 1,2 triệu việc làm.
Tác động của Brexit "cứng" đối với nền kinh tế EU cũng "khắc nghiệt" hơn với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được dự báo giảm 1,54%.
Trong khi đó, Anh sẽ mất từ 140.000-526.000 việc làm tùy theo Brexit "mềm" hay "cứng".
Một kịch bản chia tay "quyết liệt" cũng đe dọa GDP của Anh giảm 1,21 điểm phần trăm xuống 4,48%.
So sánh số liệu trực tiếp, những quốc gia lớn như Đức sẽ bị thiệt hại nặng nhất. Tuy nhiên, so sánh về tương quan thì những nước như Ireland, Malta, Hà Lan và Bỉ đối mặt với nguy cơ tác động lớn hơn.
Đối với Bỉ, con số việc làm bị mất có thể dao động từ 10.000-42.000 và ngành thực phẩm được dự báo là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất./.
Triều Tiên tổ chức tuần hành lớn chống Mỹ tại Bình Nhưỡng  (24/09/2017)
Bầu cử Thượng viện - Một thử thách với Tổng thống Pháp  (24/09/2017)
Phấn đấu đến năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD  (24/09/2017)
Nga củng cố chính sách kinh tế, Fitch nâng xếp hạng tín nhiệm  (24/09/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên