Tuần lễ An ninh lương thực và Đối thoại chính sách cao cấp APEC 2017
22:18, ngày 23-08-2017
Ngày 22-8, các cuộc họp của Nhóm công tác APEC về Chính sách An ninh lương thực (PPFS) và nhóm Đại dương và Nghề cá (OFWG) tiếp tục làm việc.
Nhóm công tác OFWG tiếp tục nghe trình bày, thảo luận các nội dung về kết quả, tiến độ, kế hoạch các dự án phù hợp với các chính sách phát triển ưu tiên của mình và thảo luận về nội dung của dự thảo Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các đại biểu đã thống nhất cao ủng hộ việc ra Tuyên bố Cần Thơ và thảo luận một số nội dung cần bổ sung vào dự thảo Tuyên bố.
Nhóm cũng dành thời gian thảo luận vấn đề chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, nhấn mạnh mục tiêu phục vụ an ninh lương thực, bảo đảm sinh kế cho người dân, bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản.
Nhóm công tác PPFS đã thảo luận về những vấn đề nảy sinh và các giải pháp cho phát triển nông nghiệp và thủy sản bền vững, thúc đẩy đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng cho an ninh lương thực và tăng cường thương mại và thị trường.
Ông JongHa Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam đã có chia sẻ thông tin về khả năng chống chịu và nông nghiệp bền vững. Các đại biểu của Nhóm cũng tích cực thảo luận về dự thảo Tuyên bố Cần Thơ. Một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau sẽ được các đại biểu thống nhất thảo luận trong phiên họp hỗn hợp với các Nhóm công tác sẽ diễn ra vào ngày 23-8.
Kế hoạch hành động nhiều năm (MYAP) về An ninh lương thực và biến đổi khí hậu 2018 - 2020 đã được thông qua sẽ thực hiện Chương trình khung nhiều năm của APEC về An ninh lương thực và biến đổi khí hậu, thực hiện Lộ trình an ninh lương thực và Mục tiêu Bogor 2020.
Ngoài ra, MYAP sẽ thúc đẩy tăng cường phối hợp trong khu vực trong việc giải quyết các thách thức liên quan chặt chẽ đến an ninh lương thực, phát triển, thích ứng biến đổi khí hậu và tiết kiệm lương thực.
Kế hoạch hành động thực hiện Khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn-đô thị bền vững để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng (AP) đã được thông qua với mục tiêu tăng cường kiến thức, thông tin, và chia sẻ kinh nghiệm về các thực hành tốt và các bài học kinh nghiệm; sử dụng cơ cấu APEC hiện tại để cung cấp phương tiện cho các nền kinh tế APEC chia sẻ kinh nghiệm tốt hơn và thúc đẩy hợp tác kinh tế để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng; Nâng cao năng lực của các nền kinh tế APEC nhằm giải quyết các mối liên kết giữa nông thôn và thành thị, nhằm cải thiện an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng.
Kế hoạch AP kêu gọi các thành viên phát triển các hoạt động dựa trên các chiến lược được nêu trong Khung chiến lược trên cơ sở tự nguyện, và các nền kinh tế thành viên có quyền quyết định thực hiện tất cả hoặc một số hoạt động tùy thuộc vào điều kiện phát triển của mình.
AP hướng tới giải quyết các thách thức liên quan đến phát triển nông thôn-đô thị và an ninh lương thực thông qua theo đuổi đồng thời bốn chủ đề, đã được xác định trong Khung chiến lược, gồm phát triển kinh tế hợp nhất; quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững; khía cạnh xã hội; hiệu quả hành chính./.
Các đại biểu đã thống nhất cao ủng hộ việc ra Tuyên bố Cần Thơ và thảo luận một số nội dung cần bổ sung vào dự thảo Tuyên bố.
Nhóm cũng dành thời gian thảo luận vấn đề chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, nhấn mạnh mục tiêu phục vụ an ninh lương thực, bảo đảm sinh kế cho người dân, bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản.
Nhóm công tác PPFS đã thảo luận về những vấn đề nảy sinh và các giải pháp cho phát triển nông nghiệp và thủy sản bền vững, thúc đẩy đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng cho an ninh lương thực và tăng cường thương mại và thị trường.
Ông JongHa Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam đã có chia sẻ thông tin về khả năng chống chịu và nông nghiệp bền vững. Các đại biểu của Nhóm cũng tích cực thảo luận về dự thảo Tuyên bố Cần Thơ. Một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau sẽ được các đại biểu thống nhất thảo luận trong phiên họp hỗn hợp với các Nhóm công tác sẽ diễn ra vào ngày 23-8.
Kế hoạch hành động nhiều năm (MYAP) về An ninh lương thực và biến đổi khí hậu 2018 - 2020 đã được thông qua sẽ thực hiện Chương trình khung nhiều năm của APEC về An ninh lương thực và biến đổi khí hậu, thực hiện Lộ trình an ninh lương thực và Mục tiêu Bogor 2020.
Ngoài ra, MYAP sẽ thúc đẩy tăng cường phối hợp trong khu vực trong việc giải quyết các thách thức liên quan chặt chẽ đến an ninh lương thực, phát triển, thích ứng biến đổi khí hậu và tiết kiệm lương thực.
Kế hoạch hành động thực hiện Khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn-đô thị bền vững để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng (AP) đã được thông qua với mục tiêu tăng cường kiến thức, thông tin, và chia sẻ kinh nghiệm về các thực hành tốt và các bài học kinh nghiệm; sử dụng cơ cấu APEC hiện tại để cung cấp phương tiện cho các nền kinh tế APEC chia sẻ kinh nghiệm tốt hơn và thúc đẩy hợp tác kinh tế để tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng; Nâng cao năng lực của các nền kinh tế APEC nhằm giải quyết các mối liên kết giữa nông thôn và thành thị, nhằm cải thiện an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng.
Kế hoạch AP kêu gọi các thành viên phát triển các hoạt động dựa trên các chiến lược được nêu trong Khung chiến lược trên cơ sở tự nguyện, và các nền kinh tế thành viên có quyền quyết định thực hiện tất cả hoặc một số hoạt động tùy thuộc vào điều kiện phát triển của mình.
AP hướng tới giải quyết các thách thức liên quan đến phát triển nông thôn-đô thị và an ninh lương thực thông qua theo đuổi đồng thời bốn chủ đề, đã được xác định trong Khung chiến lược, gồm phát triển kinh tế hợp nhất; quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững; khía cạnh xã hội; hiệu quả hành chính./.
Hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Cộng hòa Indonesia  (23/08/2017)
Cuộc họp chung của các Nhóm công tác APEC hướng đến Tuyên bố Cần Thơ  (23/08/2017)
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn: Sẵn sàng cho ngày ra dòng sản phẩm thương mại đầu tiên  (23/08/2017)
Chính sách kinh tế Modinomics của Ấn Độ và sự tác động tới cục diện châu Á - Thái Bình Dương  (23/08/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên