Chủ tịch nước tiếp đoàn Việt kiều và Phật giáo Việt Nam tại Thái Lan
Sáng 27-3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Đoàn đại biểu kiều bào Việt Nam và Phật giáo An Nam tông tại Thái Lan nhân dịp đoàn về thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chương trình này diễn ra từ ngày 25 đến 30-3, do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức.
Đây là lần đầu tiên Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hoạt động ở trong nước dành cho giới tăng ni, phật tử người Việt Nam ở nước ngoài. Chương trình nhằm đánh giá tình hình và xu hướng phát triển của đời sống văn hóa, tinh thần, tôn giáo trong cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan nói riêng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung.
Thay mặt Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nồng nhiệt chào đón các đại biểu kiều bào, Chư tôn đức Phật giáo phái An Nam tông tại Thái Lan; trân trọng gửi lời chào, lời chúc mừng tới Hoàng gia, Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Vương quốc Thái Lan và cộng đồng người Việt đang sinh sống, làm việc và học tập tại Thái Lan.
Điểm lại những thành tựu trong quan hệ Việt Nam-Thái Lan, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh hai nước đã xây dựng mối quan hệ chính trị bền vững trên cơ sở lòng tin và sự hiểu biết lẫn nhau; thiết lập khuôn khổ hợp tác toàn diện trên các mặt chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa-xã hội, giáo dục-đào tạo, thể thao, du lịch, quốc phòng, an ninh, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Với xu thế phát triển của khu vực và toàn cầu, sự quan tâm vun đắp của lãnh đạo và nhân dân hai nước, quan hệ Việt Nam-Thái Lan trên các lĩnh vực hợp tác được tăng cường cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trong đó tính quy mô và hiệu quả được chú trọng hơn, hướng tới hạnh phúc và phồn vinh của hai dân tộc cũng như sự thịnh vượng chung của ASEAN.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ trong những thành tựu chung của quan hệ Việt Nam-Thái Lan có sự đóng góp quý báu cả về vật chất lẫn tinh thần của nhân dân hai nước, trong đó có cộng đồng người Việt ở Thái Lan. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, với tấm lòng yêu nước, tin tưởng vào cách mạng, bà con kiều bào ở Thái Lan luôn trăn trở, chia sẻ, tích cực đóng góp cho quê hương, thậm chí hy sinh cả xương máu.
Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, kiều bào đã chung vai cùng đồng bào trong nước tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đó là những minh chứng thể hiện rõ nét tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tấm lòng yêu nước nồng nàn của kiều bào ta.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng chỉ rõ Việt Nam và Thái Lan đều có phần đông dân số theo đạo Phật. Sự tương đồng về văn hóa, xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo là cơ sở quan trọng để tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Trên cơ sở đó, Chủ tịch nước vui mừng khi thấy Phật giáo phái An Nam tông đã góp phần đoàn kết cộng đồng, là sợi dây kết nối giữa cộng đồng người Việt với chính quyền và người dân Thái Lan.
"Hệ thống chùa và các địa điểm văn hóa của người Việt tại Thái Lan vừa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng bà con Việt kiều, đồng thời phát huy vai trò 'chất keo' gắn kết cộng đồng, tăng cường quan hệ gắn bó với đất nước sở tại; gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục thế hệ trẻ kiều bào hướng về cội nguồn và gìn giữ các bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam", Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức chương trình về thăm và làm việc tại Việt Nam của đại biểu kiều bào và Phật giáo An Nam tông tại Thái Lan. Đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa, thông qua các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy ngoại giao văn hóa, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với Thái Lan và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt ở Thái Lan ổn định, hội nhập và phát triển ở nước sở tại.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Đảng và Nhà nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cộng đồng ổn định cuộc sống, hòa nhập vào xã hội nước sở tại, giúp cộng đồng duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về quê hương, đất nước.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang mong muốn công tác về người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục được quan tâm, đặc biệt là trong việc xây dựng, ban hành các chính sách đối với bà con; hỗ trợ kiều bào tại các địa bàn khó khăn; đáp ứng nhu cầu thông tin, văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng...
Cùng với đó, cộng đồng người Việt ở Thái Lan luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái, “Con Hồng cháu Lạc phải thương nhau cùng” như Bác Hồ kính yêu đã dạy, đoàn kết, gắn bó, giúp nhau ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị với nhân dân Thái Lan và tiếp tục hướng về quê hương, đất nước, cùng đồng bào trong nước bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đề nghị Giáo hội Phật giáo Thái Lan, Chính phủ Vương quốc Thái Lan tiếp tục tạo điều kiện để giới thiệu văn hóa Việt Nam trong các tầng lớp nhân dân nước sở tại cũng như để bà con kiều bào tham gia các hoạt động cộng đồng trong khuôn viên quản lý của các chùa, góp phần phát huy vai trò và quảng bá hình ảnh các chùa người Việt tại Thái Lan./.
2017 là một năm có ý nghĩa đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào  (27/03/2017)
2017 là một năm có ý nghĩa đặc biệt giữa hai nước Việt Nam-Lào  (27/03/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 20 đến ngày 26-3-2017  (27/03/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Ninh Bình  (27/03/2017)
Bí thư Thành ủy Hà Nội hội đàm Bí thư Thành ủy, Đô trưởng Vientiane  (27/03/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên