Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trưng cầu ý dân về rút lui khỏi tiến trình gia nhập EU
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 25-3 cho biết nước này có thể sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân tương tự như Brexit (cuộc trưng cầu đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu), về việc liệu Ankara có nên tiếp tục theo đuổi tiến trình gia nhập EU hay không sau ngày 16-4 tới.
Đây cũng là thời điểm Ankara tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về cải cách Hiến pháp nhằm tăng thêm quyền lực cho ông Erdogan.
Phát biểu tại Diễn đàn Tatlidil do Thổ Nhĩ Kỳ và Anh tổ chức tại tỉnh Antalya, Tổng thống Erdogan tái khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xem xét lại tất cả các mối quan hệ của nước này với EU sau ngày 16-4 tới.
Ông cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa ra quyết định và tuân thủ sự lựa chọn của mình, theo đó có thể tiến hành cuộc trưng cầu tương tự Brexit về các thỏa thuận đã có với EU.
Ông Erdogan đã liên tục đề cập tới sự kiện Brexit hồi tháng Sáu năm ngoái, trong đó đa số cử tri Anh đã bỏ phiếu ủng hộ chấm dứt tư cách thành viên của Anh trong EU.
Hôm 23-3, ông Erdogan cũng đã tuyên bố mọi lĩnh vực trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với EU sẽ được xem xét lại sau ngày 16-4, trong đó có thỏa thuận về hạn chế người di cư ký kết hồi tháng 3-2016 với liên minh này.
Thổ Nhĩ Kỳ chính thức đề nghị gia nhập EU vào năm 1987 và các cuộc đàm phán gia nhập liên minh này chỉ được bắt đầu vào năm 2005. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán lại chững lại 2 năm sau đó liên quan tới vấn đề đảo Cyprus.
Hồi tháng 11-2016, Nghị viên châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết đóng băng các cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi nước này "ngừng chiến dịch trấn áp chưa từng có tiền lệ" liên quan tới vụ đảo chính quân sự bất thành nhằm lật đổ ông Erdogan hồi trung tuần tháng Bảy năm ngoái.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU gần đây càng thêm căng thẳng sau khi một số nước châu Âu ngăn cản các quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ tới các nước này vận động cộng đồng người gốc Thổ ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16-4 tới./.
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam