Đức, Pháp, Italy và các nền kinh tế lớn ủng hộ “châu Âu đa tốc độ”
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói “thống nhất không phải là đồng nhất” và đề cao các hình thức hợp tác mới. Tổng thống Pháp cho rằng một số nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có thể đi nhanh hơn và tiến xa hơn trong các lĩnh vực như quốc phòng, thuế quan và hài hòa xã hội, văn hóa.
Trong khi đó, theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, châu Âu phải có dũng khí để chấp nhận một số nước phát triển nhanh hơn các nước khác và châu Âu cần có một vai trò trọng yếu để đương đầu với các "người chơi" khác trong tiến trình toàn cầu hóa.
Về phần mình, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy lưu ý rằng EU là một câu chuyện thành công. Với việc tỏ ý sẵn sàng hội nhập tốt hơn, ông Rajoy đánh giá cao Sách Trắng của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker mà trong đó sẽ tiếp tục cải thiện quá trình hội nhập ở châu Âu hậu Brexit.
Còn Thủ tướng Italy Paolo Gentiloni ghi nhận rằng dịp kỷ niệm 60 năm Hiệp ước Rome, dự kiến diễn ra vào ngày 25-3 tới tại thủ đô của Italy, sẽ hướng tới thúc đẩy hội nhập ở châu Âu./.
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay