Nhật Bản nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ nhiều hơn Trung Quốc
22:57, ngày 17-12-2016
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, lần đầu tiên trong gần hai năm qua, Nhật Bản đã vượt Trung Quốc trở thành nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu Chính phủ Mỹ trong tháng 10 vừa qua.
Trong tháng 10 vừa qua, Nhật Bản nắm giữ 1.131,9 tỷ USD trái phiếu Chính phủ Mỹ, giảm 4,5 tỷ USD so với tháng trước đó; trong khi Trung Quốc nắm 1.115,7 tỷ USD, giảm 41,3 tỷ USD.
Lần gần đây nhất Nhật Bản là nước nắm nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ nhất là tháng 02-2015, với 1.224 tỷ USD.
Theo các chuyên gia tài chính, việc Trung Quốc giảm lượng nắm giữ mạnh nhất kể từ tháng 12-2013 có thể là do những can thiệp thông qua việc bán USD, mua nhân dân tệ để nâng giá đồng nội tệ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức Ngân hàng trung ương, tháng này cho biết dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc trong tháng 11 vừa qua giảm 69,1 tỷ USD so với mức 3.051,5 tỷ USD, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3-2011, cho thấy rằng có thể nước này đã giảm lượng nắm giữ trái phiếu của Mỹ.
Đồng nhân dân tệ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn tám năm so với đồng USD trong ngày 15-12 vừa qua, do quyết định nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kế hoạch tăng lãi suất nhanh hơn trong năm tới của ngân hàng này.
Tổng lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ mà các nước khác nắm giữ giảm 1,9%, xuống 6.040 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua và giảm 3,9% so với mức đỉnh 6.280 tỷ USD hồi tháng Ba năm nay.
Trong tháng đó, 9/10 nước là chủ nợ lớn nhất của Mỹ bán ra trái phiếu của nước này; trong đó Trung Quốc dẫn đầu, chỉ có Ireland mua vào, nhưng cũng chỉ tăng 26 triệu USD./.
Lần gần đây nhất Nhật Bản là nước nắm nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ nhất là tháng 02-2015, với 1.224 tỷ USD.
Theo các chuyên gia tài chính, việc Trung Quốc giảm lượng nắm giữ mạnh nhất kể từ tháng 12-2013 có thể là do những can thiệp thông qua việc bán USD, mua nhân dân tệ để nâng giá đồng nội tệ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, tức Ngân hàng trung ương, tháng này cho biết dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc trong tháng 11 vừa qua giảm 69,1 tỷ USD so với mức 3.051,5 tỷ USD, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3-2011, cho thấy rằng có thể nước này đã giảm lượng nắm giữ trái phiếu của Mỹ.
Đồng nhân dân tệ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn tám năm so với đồng USD trong ngày 15-12 vừa qua, do quyết định nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kế hoạch tăng lãi suất nhanh hơn trong năm tới của ngân hàng này.
Tổng lượng trái phiếu Chính phủ Mỹ mà các nước khác nắm giữ giảm 1,9%, xuống 6.040 tỷ USD trong tháng 10 vừa qua và giảm 3,9% so với mức đỉnh 6.280 tỷ USD hồi tháng Ba năm nay.
Trong tháng đó, 9/10 nước là chủ nợ lớn nhất của Mỹ bán ra trái phiếu của nước này; trong đó Trung Quốc dẫn đầu, chỉ có Ireland mua vào, nhưng cũng chỉ tăng 26 triệu USD./.
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
- Thành phố Đà Nẵng phát huy tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tiên phong, đột phá, phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay