Kỷ niệm sâu sắc về những lần được gặp Lãnh tụ Cuba Fidel Castro
- Với sự ra đi của lãnh tụ Fidel Castro, ông có cảm nhận như thế nào về những mất mát đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, vì hòa bình, độc lập dân tộc, tự do và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới?
- Ông Phạm Tiến Tư: Lãnh tụ Fidel là lãnh tụ tối cao của cách mạng Cuba, là nhà lãnh đạo kiệt xuất của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc cũng như đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, tự do và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Điện chia buồn của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Nhà nước chúng ta đối với sự ra đi của đồng chí Fidel cũng đánh giá: Fidel là nhà lãnh đạo kiệt xuất, đồng chí sẽ sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân Cuba, nhân dân Mỹ la tinh và nhân dân yêu chuộng hòa bình công lý trên thế giới. Đây là sự mất mát lớn của Đảng, nhân dân Cuba đồng thời cũng là sự mất mát to lớn đối với phong trào cách mạng cánh tả ở Mỹ Latinh và trên toàn thế giới.
Tất cả những đóng góp của lãnh tụ Fidel đối với nhân dân Cuba, các dân tộc Mỹ Latinh và nhân dân thế giới, là tài sản quý báu, để bản thân nhân dân Cuba tiếp tục sự nghiệp cách mạng trong hơn nửa thế kỷ qua, để các dân tộc Mỹ Latinh tiếp tục cuộc đấu tranh chính nghĩa, hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và bình đẳng giữa các dân tộc. Có thể nói, sự ra đi của Fidel là mất mát rất lớn. Lãnh đạo Fidel đã để lại di sản kinh nghiệm quý báu để các dân tộc tiếp tục sự nghiệp mà lãnh tụ Fidel đã suốt đời phấn đấu.
- Lãnh tụ Fidel đã từng nói: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình." Ông có thể cho biết những suy nghĩ của mình về mối quan hệ đặc biệt này?
- Ông Phạm Tiến Tư: Lãnh tụ Fidel là nguyên thủ quốc gia đầu tiên, duy nhất đến thăm vùng giải phóng miền Nam Việt Nam ở tỉnh Quảng Trị năm 1973 vì lãnh tụ Fidel quan niệm rằng, ở thời điểm đó, Việt Nam là tuyến đầu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên thế giới, đến Việt Nam là phải đến tuyến đầu - miền Nam Việt Nam.
Tại vùng giải phóng, lãnh tụ Fidel nhắc lại câu nói trong thời chiến "Cuba đã sẵn sàng vì Việt Nam mà hiến dâng cả máu của mình" thì Cuba tin tưởng chắc chắn Việt Nam sẽ chiến thắng. Đến khi hòa bình, Cuba sẵn sàng đổ mồ hôi để góp phần xây dựng lại Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn gấp 10 lần như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn. Đó là lời hiệu triệu mạnh mẽ để quân dân Việt Nam tiếp tục tiến tới ngày giải phóng miền Nam 30-4-1975, nỗ lực xây dựng đất nước vào thời kỳ đổi mới.
Khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, lãnh tụ Fidel phát động phong trào ở Cuba và Mỹ Latinh đoàn kết chống chiến tranh phá hoại. Tất cả tin tức của Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước đều thường trực trên các phương tiện thông tin đại chúng của Cuba. Một chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi ở miền Bắc, bạn cũng đưa tin. Một trận đánh của quân dân miền Nam thắng lợi, bạn cũng có bài. Khi chuẩn bị giải phóng miền Nam, từng điểm giải phóng từ Buôn Mê Thuột đến Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, phía Cuba đều đánh sao đỏ. Có thể nói, trong từng thời kỳ, Lãnh tụ Fidel luôn là ngọn cờ đầu trong phong trào đoàn kết với Việt Nam.
Sau hòa bình, thực hiện lời hứa cùng xây dựng Việt Nam mười lần đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, lãnh tụ Fidel quyết định tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội gồm: Khách sạn Thắng Lợi (Hà Nội); đường Xuân Mai (Ba Vì); Trại gà Lương Mỹ; Nông trường bò sữa Mộc Châu và Bệnh viện Việt Nam-Cuba ở Đồng Hới (Quảng Bình). Đó là tình cảm mà lãnh tụ Fidel và nhân dân Cuba hết lòng với nhân dân Việt Nam trong khả năng có hạn của mình. Đó chính là biểu tượng, là đỉnh cao của tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản trên thế giới với Việt Nam và Cuba, với lãnh tụ Fidel và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hai nước có những điểm tương đồng rất lớn. Hai nước có hoàn cảnh lịch sử, cùng kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo, giành độc lập dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội... Hai nước có quân đội anh hùng, dân tộc anh hùng, cần cù lao động, luôn luôn phấn đấu vì mục tiêu cao đẹp của thời đại. Đặc biệt, hai nước có những lãnh tụ anh minh là Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Fidel dẫn dắt sự nghiệp cách mạng của hai nước thành công. Đó là lý do sâu xa của mối quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba.
Đúng như lời Bác Hồ lúc sinh thời đã từng nói: “Việt Nam và Cuba như hai anh em sinh đôi, một ở Tây bán cầu, một ở Đông bán cầu, cách nhau nửa vòng trái đất. Lúc Việt Nam ngủ thì Cuba thức để canh giấc ngủ cho Việt Nam. Lúc Cuba ngủ thì Việt Nam thức canh giấc ngủ cho Cuba." Và lãnh tụ Fidel cũng đã tổng kết quan hệ với Việt Nam là biểu tượng của thời đại, là quan hệ đặc biệt thủy chung trong sáng.
- Ông có thể chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc của mình đối với lãnh tụ Fidel trong 13 năm sinh sống, học tập và làm việc tại Cuba?
- Ông Phạm Tiến Tư: Tôi là một trong 500 sinh viên Việt Nam được Nhà nước cử đi học tại Cuba năm 1967 và đã tốt nghiệp Đại học tổng hợp Văn Cuba năm 1971. Từ năm 1976 đến 1980, tôi trở lại Cuba với tư cách là Bí thư phụ trách quan hệ Đảng với Đảng Cộng sản Cuba và Đảng Cộng sản Công nhân và Mỹ Latinh. Từ năm 2002 đến 2007, tôi tiếp tục làm việc tại Cuba với tư cách là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cuba.
Trong cuộc đời của mình, tôi đã vinh dự được gặp lãnh tụ Fidel nhiều lần. Năm 1968, khi đang học năm thứ nhất Đại học, tôi đã được phiên dịch cho lãnh tụ Fidel nhân dịp Đoàn đại biểu Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam thăm Cuba. Khi đó, đồng chí Fidel đã nhìn tôi và nói: “Nhìn đồng chí, tôi lại nhớ lại thời kỳ tôi là sinh viên." Fidel từng tham dự rất nhiều hoạt động trong phong trào sinh viên, đấu tranh chống chế độ độc tài ở Cuba đồng thời đi dự các hội nghị quốc tế của sinh viên ở nhiều nơi trên thế giới.
Sau này, trên cương vị là Bí thư, Đại sứ, tôi được nhiều lần gặp, được đại diện với tư cách là Đại sứ và cùng lãnh đạo cao nhất của Việt Nam gặp lãnh tụ Fidel. Đáng nhớ nhất là cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước khi Thủ tướng đi thăm 4 nước Mỹ Latinh năm 1979. Đồng chí Fidel tiễn Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đã chia một nửa lực lượng bảo vệ mình để đi bảo vệ Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Khi đồng chí Fidel thăm Việt Nam lần thứ hai vào tháng 12-1995, lúc ấy Thủ tướng Phạm Văn Đồng mắt đã kém, không nhìn thấy gì. Nhưng khi đồng chí Fidel đến thăm tại nhà riêng của Thủ tướng, bước vào sân chứ chưa vào nhà, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói với tôi: “Đồng chí Fidel đấy, nghe tiếng chân là bác biết Fidel đến rồi đấy. Con đứng dậy và đón Fidel vào đây cho bác." Điều này để lại ấn tượng rất sâu sắc trong tôi, đó là tình cảm đoàn kết đặc biệt giữa các đồng chí lãnh đạo của Việt Nam và lãnh tụ Fidel.
Trân trọng cảm ơn ông./.
Hội nghị về chống biến đổi khí hậu với rừng ngập mặn ven biển Việt Nam  (27/11/2016)
Hoạt động của Chủ tịch nước bên lề Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ  (27/11/2016)
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân làm việc với tỉnh Trà Vinh về “Xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác”  (27/11/2016)
Đà Nẵng: Mít tinh, diễu hành nhân Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS  (27/11/2016)
Hội đồng Tư vấn đặc xá họp xét duyệt danh sách đặc xá năm 2016  (27/11/2016)
Tình hữu nghị Việt-Lào có một không hai trên thế giới  (27/11/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên