OPEC nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ
TCCSĐT - Ngày 28-9, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nhất trí giảm sản lượng dầu mỏ trong một động thái bất ngờ nhằm giúp đẩy giá dầu đang ở mức thấp kỷ lục trong nhiều thập niên.
Tại Algeria dẫn phát biểu với báo giới sau cuộc họp không chính thức của OPEC, Chủ tịch OPEC Mohamed Salah Assada khẳng định, tổ chức này quyết định giảm sản lượng dầu từ mức 33,24 triệu thùng/ngày hiện tại xuống mức 32,5 - 33 triệu thùng/ngày. Theo đó, ông Assada cho biết thêm một ủy ban kỹ thuật cấp cao sẽ được thành lập nhằm xác định những cơ chế giảm sản lượng cho mỗi nước. Kết quả công việc của Ủy ban cấp cao này sẽ được thông báo tại cuộc họp chính thức của tổ chức này sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Vienna (Áo). Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino cũng cho biết thêm OPEC sẽ nhóm họp với các nước ngoài OPEC trước khi diễn ra cuộc họp chính thức vào tháng 11.
Hội nghị không chính thức của OPEC đã được tổ chức nhằm thảo luận khả năng cắt giảm sản lượng nhằm tăng giá dầu vốn đã mất hơn nửa giá trị kể từ giữa năm 2014 đến nay. Hiện các nước OPEC chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô trên toàn thế giới.
Đánh giá về động thái trên, chuyên gia phân tích Phil Flynn thuộc Tập đoàn tư vấn tài chính Price Futures Group cho rằng, đây là một thỏa thuận lịch sử khi mà lần đầu tiên sau hơn một thập niên, các nước trong và ngoài OPEC tìm được tiếng nói chung. Cũng theo ông P. Flynn, thỏa thuận này sẽ có thể giúp tạo “mức sàn” cho giá dầu là 60 USD/thùng.
Giá dầu mỏ tăng mạnh sau quyết định của OPEC
Thông tin nói trên ngay lập tức đã đẩy giá dầu trên các sàn giao dịch quốc tế tăng hơn 5%, trong bối cảnh các thị trường vốn không trông đợi điều bất ngờ từ hội nghị OPEC ở Algiers, do bất đồng sâu sắc giữa Saudi Arabia và Iran. Chốt phiên trên sàn giao dịch London (Anh), giá dầu Brent Biển Bắc tăng 2,72 USD (5,9%) lên 48,69 USD/thùng, mức cao nhất trong hơn hai tuần qua. Trên sàn giao dịch New York (Mỹ), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 2,38 USD (5,3%) lên 47,05 USD/thùng. Trong phiên này, đã có thời điểm giá dầu WTI vọt lên 47,45 USD/thùng, mức cao nhất kể từ đầu tháng 9 vừa qua.
Cùng ngày, diễn biến trên thị trường “vàng đen” đã tạo tác động tích cực tới thị trường chứng khoán toàn cầu. Chốt phiên trên sàn chứng khoán phố Wall (Mỹ), chỉ số công nghiệp Dow Jones, chỉ số S&P 500 và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng lần lượt 0,6%, 0,5% và 0,2% lên mức tương ứng 18.339,240 điểm, 2.171,37 điểm và 5.318,55 điểm. Tại London, chỉ số FTSE 100 của Anh và chỉ số EURO STOXX 50 đều tăng 0,6% lên mức 6.849,38 điểm và 2.988,88 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp và chỉ số DAX 30 của Đức tăng lần lượt 0,8% và 0,7% lên mức 4.432,45 điểm và 10.438,34 điểm.
Trái ngược với diễn biến tích cực trên thị trường dầu mỏ và chứng khoán, thị trường vàng thế giới ngày 28-9 lại chứng kiến giá kim loại quý này giảm phiên thứ hai liên tiếp xuống mức thấp nhất trong vòng một tuần qua giữa bối cảnh đồng USD mạnh lên và giá dầu mỏ tăng vọt gần 6%. Chốt phiên trên sàn giao dịch COMEX (Mỹ), giá vàng giao tháng 12-2016 giảm 6,7 USD (0,5%) xuống 1.323,70 USD/ounce. Trước đó, ngày 27-9, giá kim loại quý này thậm chí còn giảm gần 1%, đánh dấu mức giảm theo ngày lớn nhất trong một tháng trở lại đây.
Các nước vùng Vịnh ứng phó với tình trạng giá dầu giảm sâu
Tại Algiers, giá dầu lao dốc đã khiến cho các quốc gia Arab vùng Vịnh phải thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng, xây dựng nền kinh tế tri thức giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Thứ trưởng Bộ Kinh tế các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Abdullah Al Saleh ngày 28-9 tuyên bố chính phủ nước này sẽ ban hành một luật mới để tăng cường phát triển các ngành phi dầu mỏ. Luật này sẽ cho phép người nước ngoài sở hữu 100% doanh nghiệp của họ trong một số lĩnh vực của nền kinh tế UAE, trong khi luật hiện hành quy định chủ doanh nghiệp người nước ngoài chỉ được phép sở hữu 49% cổ phần doanh nghiệp ở UAE.
Tại Saudi Arabia, trong nỗ lực triển khai chính sách “thắt lưng buộc bụng” để ứng phó với tình trạng sụt giảm nguồn thu từ dầu mỏ, Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud đã ký sắc lệnh cắt giảm 20% lương của các bộ trưởng và giảm các khoản phụ cấp đối với các quan chức nhà nước. 160 thành viên của Hội đồng Shura do Quốc vương Salman chỉ định để tư vấn cho chính phủ cũng sẽ bị giảm 15% phụ cấp nhà ở, đồ nội thất và xe hơi hàng năm. Ngoài ra, chính sách trợ giá năng lượng và các dịch vụ công khác cũng sẽ bị cắt giảm tại các nước Saudi Arabia, UAE, Baranh và Qatar.
Giá dầu mỏ sụt giảm kể từ giữa năm 2014 khiến ngân sách của các nước vùng Vịnh phải chịu súc ép chưa từng thấy. Tháng 10-2015, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo thâm hụt ngân sách của 6 nước thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC - gồm Saudi Arabia, UAE, Baranh, Qatar, Oman và Kuwait) có thể lên tới mức 700 tỷ USD trong 5 năm tới nếu các nước này tiếp tục chính sách trợ giá và tiếp tục dựa vào dầu khí như là nguồn thu nhập chính. Trong khi 5 năm trước, các nước này đạt thặng dư ngân sách tới 600 tỷ USD. Dầu mỏ chiếm 60% GDP của Saudi Arabia và Kuwait, và 29% của UAE./.
Trao kỷ niệm chương tặng Đại sứ Nhật tại Việt Nam Fukada Hiroshi  (29/09/2016)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu thăm chính thức Myanmar  (29/09/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Philippines  (29/09/2016)
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng: Bình tĩnh phòng ngừa, chủ động ngăn chặn và kiên quyết tẩy trừ  (29/09/2016)
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng: Bình tĩnh phòng ngừa, chủ động ngăn chặn và kiên quyết tẩy trừ  (29/09/2016)
Hội thảo “Tuyên truyền về biển, đảo và biên giới vùng Tây Nam Bộ”  (29/09/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên