Mỹ và Israel ký thỏa thuận viện trợ quân sự lớn nhất lịch sử
Thỏa thuận mới đạt được giữa hai quốc gia đồng minh thân cận này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau khi gói viện trợ hiện tại kết thúc vào năm 2018 và sẽ kéo dài trong vòng 10 năm.
Trong số 38 tỷ USD viện trợ này, khoảng 5 tỷ USD sẽ được Mỹ dành cho việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel.
Phát biểu tại lễ ký kết, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice nhấn mạnh rằng thỏa thuận đạt được giữa Mỹ và Israel lần này đã phản ánh mối quan hệ sâu đậm giữa hai nước và sự hỗ trợ bền chặt mà Mỹ luôn dành cho đồng minh Israel.
Về phần mình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu coi đây là một thỏa thuận chưa từng có và là một thành tựu vô cùng quan trọng của Israel.
Ông Netanyahu cũng nhấn mạnh rằng gói viện trợ lịch sử này sẽ giúp Israel tăng cường sức mạnh quân sự và hệ thống phòng thủ tên lửa.
Nhà lãnh đạo Israel cũng cho rằng việc đầu tư cho an ninh của nhà nước Do Thái cũng sẽ thúc đẩy an ninh khu vực Trung Đông và phục vụ cho cả lợi ích của Mỹ.
Mỹ và Israel bắt đầu đàm phán về thỏa thuận gói viện trợ quân sự mới vào tháng 11-2015.
Tuy nhiên, hai bên cũng đã vấp phải nhiều bất đồng trong nhiều vấn đề bao gồm việc Israel yêu cầu Mỹ phải gia tăng khoản viện trợ thêm ít nhất là 1,5 tỷ USD/năm so với gói viện trợ cũ khoảng 3,1 tỷ USD/năm; Mỹ yêu cầu toàn bộ khoản tài chính viện trợ sẽ được sử dụng để mua các trang thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất, trong khi Israel đòi hỏi một phần trong gói viện trợ sẽ được quy đổi ra đồng nội tệ để mua các sản phẩm quốc phòng do nước này tự sản xuất…
Việc Mỹ đồng ý nâng mức viện trợ lên 3,8 tỷ USD/năm là một thành công của Israel, đồng thời cũng cho thấy những ưu tiên trong chính sách của Washington dành cho đồng minh quan trọng này trong khu vực Trung Đông hiện nay./.
IMF chính thức thông qua khoản cứu trợ 1 tỷ USD cho Ukraine  (15/09/2016)
Mỹ công bố kế hoạch tiếp nhận người tị nạn trong năm 2017  (15/09/2016)
Thúc đẩy hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và Wallonie-Bruxelles  (15/09/2016)
Thủ tướng thăm Tổng Lãnh sự quán, đại diện cộng đồng người Việt tại Hong Kong và Macau  (15/09/2016)
Để phát huy đúng vai trò và ý nghĩa của nguồn vốn BOT  (15/09/2016)
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc  (15/09/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên