Để phát huy đúng vai trò và ý nghĩa của nguồn vốn BOT
Trong những năm gần đây, nhiều công trình giao thông trọng điểm quốc gia ở nước ta đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng về kết cấu hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhiều giải pháp huy động vốn có hiệu quả trên cơ sở đa dạng hóa thành phần tham gia nhằm phát triển mạnh mẽ hạ tầng đã thu được kết quả cao, trong đó có các dự án BOT (hình thức đầu tư mà các công ty bỏ vốn xây dựng trước thông qua đấu thầu, khai thác vận hành một thời gian và sau đó chuyển giao lại cho Nhà nước).
Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đạt được, còn nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi cần phải được giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Để nhận diện rõ hơn về hoạt động quản lý đầu tư dự án theo hình thức BOT từ góc độ pháp lý, hiệu quả kinh tế - xã hội một cách khoa học, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án BOT hiệu quả, minh bạch hơn, Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Những vấn đề đặt ra đối với dự án BOT và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”.
Tại Hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học đã cùng trao đổi các vấn đề, khía cạnh liên quan đến việc quản lý đầu tư và kiểm toán các dự án BOT hiện nay, từ đó đề xuất kiến nghị với các cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh chủ trương, chính sách và phương cách quản lý dự án BOT nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn BOT. Thông qua các bài viết đăng trong kỷ yếu, các bài tham luận đã trình bày cũng như ý kiến thảo luận trực tiếp, Hội thảo đề cập đến 4 vấn đề lớn sau đây:
Thứ nhất, khẳng định chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư theo hình thức dự án BOT nói chung và trong lĩnh vực giao thông - vận tải nói riêng của Đảng và Nhà nước trong những năm vừa qua là hết sức đúng đắn và cần thiết, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, là động lực phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các dự án BOT đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp; làm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách eo hẹp; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận của các dự án BOT, Hội thảo đã chỉ ra thực trạng và các nguyên nhân (cả khách quan lẫn chủ quan), các vấn đề đặt ra dẫn đến những yếu kém, hạn chế trong thực tiễn điều hành quản lý, sử dụng các dự án BOT trong thời gian qua, như: công tác đánh giá sự cần thiết, lựa chọn áp dụng hình thức đầu tư dự án BOT để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập; nguyên tắc thị trường chưa được tôn trọng khi thực hiện các hợp đồng BOT; công tác lựa chọn nhà đầu tư chưa minh bạch; công tác quản lý hoạt động thu phí bị buông lỏng gây nhiều bức xúc cho người dân; việc xác định thời gian thu phí, mức phí, trạm thu phí còn nhiều bất cập, thiếu sót, mức thu phí cao gây bức xúc dư luận…
Thứ hai, Hội thảo có sự đồng thuận cao và một lần nữa khẳng định rằng, các dự án BOT là đối tượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, Kiểm toán Nhà nước cần phải tổ chức kiểm toán để có những đánh giá và kiến nghị nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu lực hiệu quả trong quản lý các dự án BOT.
Thứ ba, chú trọng và nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc bảo đảm trách nhiệm giải trình của các bên liên quan đến các dự án BOT, đó là trách nhiệm giải trình một cách công khai, minh bạch, đầy đủ, kịp thời và đúng thẩm quyền, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí một cách hữu hiệu.
Thứ tư, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp, những năm tới, đầu tư BOT vẫn tiếp tục là phương thức đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng và chủ yếu.
Để phương thức đầu tư này phát huy hiệu quả đúng vai trò và ý nghĩa của nó, Hội thảo đã đề xuất 7 nhóm giải pháp sau:
Một là, cần rà soát, đánh giá và hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư theo hình thức đối tác công tư để phù hợp với thực tiễn, tạo khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và thuận lợi trong triển khai các dự án, đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân khi thực hiện dự án BOT. Cần ban hành Luật Đối tác công tư, thông tư hoặc văn bản hướng dẫn về quyết toán chi phí đầu tư xây dựng công trình, quyết toán hợp đồng dự án PPP (hợp tác công - tư), ban hành chính sách, cơ chế thị trường vốn dài hạn đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ…
Hai là, tăng cường công tác đánh giá sự cần thiết phải triển khai xây dựng công trình kết cấu hạ tầng dưới hình thức BOT, bảo đảm hình thức đầu tư có lợi nhất cho người dân. Cần rà soát, quy hoạch mạng lưới hạ tầng giao thông để xác định tuyến đường nào cần đầu tư BOT, tuyến đường nào có thể đầu tư bằng vốn ngân sách và đặc biệt, chỉ nên chấp thuận đầu tư BOT trên các tuyến đường song hành để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân.
Ba là, tăng cường hoạt động giám sát chất lượng công trình, tránh tình trạng buông lỏng như thời gian qua và nghiên cứu nâng mức tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án BOT. Ngân hàng cần có các biện pháp kiểm soát rủi ro khi cấp tín dụng đối với các dự án BOT đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông.
Bốn là, cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ tiên tiến, hạn chế công tác thủ công trong thu phí để giảm thất thoát doanh thu thu phí và tránh ùn tắc giao thông
Năm là, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán các dự án BOT, bảo đảm tính công khai, minh bạch, hiệu quả; tăng cường sự giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp trong việc thực hiện dự án BOT.
Sáu là, cần đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận và ủng hộ từ dư luận đối với chủ trương thực hiện và sử dụng chính dư luận để hỗ trợ kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án BOT.
Bảy là, tham khảo kinh nghiệm thành công của một số nước trong việc nâng cao hiệu quả các dự án BOT như Vương quốc Anh, Ấn Độ, Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Hà Lan, Nhật Bản, Phi-líp-pin… cũng như kinh nghiệm của một số nước vận dụng chưa thành công trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án BOT, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam./.
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc  (15/09/2016)
Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV  (15/09/2016)
Vấn đề xe công làm “nóng” phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (15/09/2016)
Cần Thơ cần huy động nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng  (15/09/2016)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với quá trình xác lập mô hình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước kiểu mới ở Việt Nam  (15/09/2016)
Giảm giá tới 60% khi mua sắm trực tuyến qua VietinBank iPay Mobile  (15/09/2016)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay