Trang sử mới trong quan hệ giữa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan
Sự kiện trên mở ra một trang sử mới trong quan hệ giữa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan. Hàng trăm nhà báo đến từ khắp nơi trên thế giới đã chứng kiến khoảnh khắc lịch sử này. Giới quan sát nhận định cuộc gặp quan trọng này có thể thiết lập một giai đoạn mới cho quan hệ giữa hai bờ eo biển trong nhiều năm tới.
Theo Tân Hoa xã, phát biểu tại cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo tại tại khách sạn Shangri-La, Singapore ngày 07-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với nhà lãnh đạo chính quyền Đài Loan, ông Mã Anh Cửu, rằng không thế lực nào có thể làm chia tách hai bờ Eo biển Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Đài Loan là một gia đình.
Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh lịch sử 66 năm phát triển quan hệ giữa hai bờ Eo biển cho thấy rằng bất kể hai bên đã trải qua biết bao thử thách, Trung Quốc và Đài Loan không thể bị tách rời.
Bên cạnh đó, ông Tập Cận Bình kêu gọi hai bờ Eo biển Đài Loan tránh lặp lại bi kịch lịch sử. Ông Tập Cận Bình nói: “Hiện tại, chúng ta đang ở giao lộ để lựa chọn định hướng và lộ trình cho sự phát triển trong tương lai của quan hệ giữa hai bờ Eo biển”.
Về phần mình, ông Mã Anh Cửu đã nói với Chủ tịch Trung Quốc rằng hai bên nên tôn trọng lẫn nhau.
Ông Mã Anh Cửu cho biết thêm ông Tập Cận Bình ủng hộ ý tưởng thiết lập đường dây nóng giữa Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc và Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan. Theo ông Mã Anh Cửu, một vấn đề mà ông đưa ra trong cuộc gặp là những khó khăn mà Đài Loan phải đối mặt khi tham gia các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế.
Nhà lãnh đạo Đài Loan cho biết Trung Quốc sẽ cân nhắc việc Đài Loan tham gia Ngân hàng Đầu tư Phát triển Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), dù Bắc Kinh trước đó từng bác bỏ đề nghị này.
Nhà lãnh đạo Đài Loan đã nêu ra đề xuất năm điểm gồm củng cố sự nhất trí năm 1992 và duy trì hòa bình dọc hai bờ; giảm tình trạng thù địch, giải quyết tranh chấp bằng thái bộ hòa bình; mở rộng giao lưu hai bờ, phát triển quan hệ theo hướng hai bên cùng có lợi; thiết lập đường dây nóng giữa Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan và Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc trong trường hợp khẩn cấp; tiếp tục phối hợp vì nhân dân hai bên.
Khi được hỏi về việc liệu hai bên có đề cập đến việc di dời các tên lửa của Trung Quốc nhắm vào Đài Loan hay không, ông Mã Anh Cửu cho biết ông Tập Cận Bình khẳng định dàn tên lửa được triển khai không nhắm vào Đài Loan. Theo ông, do đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai bên, vẫn cần phải có thêm các cuộc thảo luận khác.
Bên cạnh đó, ông Mã Anh Cửu cho biết hai bên không đề cập đến việc mời ông Tập Cận Bình đến Đài Loan và cũng chưa có kế hoạch gặp lại Chủ tịch Trung Quốc.
Kết thúc cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan, cùng ngày Trung Quốc và Đài Loan đã tổ chức các cuộc họp báo riêng./.
Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi năm học 2015  (07/11/2015)
Dòng tị nạn đổ vào châu Âu có thể vượt 1 triệu người trong năm 2015  (07/11/2015)
Singapore - Trung Quốc trao đổi ý định thư nâng cấp Hiệp định FTA  (07/11/2015)
Trung Quốc đề xuất 4 điểm tăng cường hợp tác với các nước láng giềng  (07/11/2015)
Ngoại trưởng ASEM hoan nghênh đề xuất của Việt Nam về Biển Đông  (07/11/2015)
Lãnh đạo Hà Nội đặt hoa kỷ niệm 98 năm Cách mạng Tháng Mười  (07/11/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên