Nguy cơ thiếu nước sẽ rất gay gắt
22:48, ngày 31-10-2015
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán năm 2015 ở mức cao nhất trong nhiều năm gần đây. Tổng lượng mưa 10 tháng đầu năm tại hầu hết các khu vực trên toàn quốc đều thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20-60%, nguy cơ thiếu nước sản xuất, sinh hoạt đang rất gay gắt.
Lượng mưa thiếu hụt
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì sáng 31-10-2015 cho thấy, thời tiết từ đầu năm 2015 diễn biến hết sức bất thường, hạn hán, nắng nóng kéo dài trên diện rộng với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày nhiều nơi lên tới trên 42 độ C.
Hơn nữa, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có tổng lượng mưa thấp hơn cùng kỳ năm 2014, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 30-60%. Đặc biệt, khu vực Nam Trung Bộ thiếu hụt từ 40-80% (có thời gian hụt tới 90%) so với trung bình nhiều năm.
Năm 2014, lượng mưa ở Trung Bộ thiếu hụt dẫn tới những tháng đầu năm 2015, tại nhiều địa phương đã không còn đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đã có khoảng 40.000 ha không có nước phải dừng sản xuất, 122.000 ha thiếu nước và hàng chục nghìn người thiếu nước sinh hoạt.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong thời gian tới, lượng mưa ở Bắc Bộ xấp xỉ trung bình nhiều năm nhưng ở khu vực Trung Bộ có khả năng tiếp tục thiếu hụt từ 30-50% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Thậm chí, nhiều khả năng tổng lượng mưa sẽ thiếu hụt trong chính mùa mưa. Lượng mưa ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ và Bình Thuận thấp hơn khoảng 20-40% và mùa mưa cũng kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm.
Sẽ còn nhiều khó khăn
Cũng theo báo cáo từ các địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hầu hết các hồ chứa đều không đủ nước trữ theo thiết kế. Trên hệ thống các hồ thủy điện, tổng lượng nước về các hồ khu vực miền Trung, miền Nam tính đến thời điểm hiện nay thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 11,12 tỉ m3 và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014 khoảng 32,43 tỉ m3 (tương đương 52%).
Tổng dung tích đã tích được nước của các hồ chứa thuỷ điện là 24,05 tỉ m3, chiếm 72,78% tổng dung tích hữu ích. EVN cho hay, để tích đầy các hồ, từ nay đến cuối năm cần phải tích thêm gần 9 tỉ m3. Nhưng với diễn biến thủy văn như hiện nay thì việc tích đầy hồ là rất khó khăn, nhiều hồ sẽ không tích được đến mực nước dâng bình thường.
Tại các hồ thuỷ lợi khu vực Bắc Trung Bộ, đã là cuối mùa mưa nhưng nhiều hồ mới đạt khoảng 40-50% dung tích thiết kế (như hồ Cửa Đạt mới tích được 490 triệu m3, đạt 46%; hồ Hủa Na tích được 179 triệu m3, đạt 47%).
Khu vực Trung Trung Bộ mới chỉ đạt 20-30%, cuối mùa lũ khả năng chỉ đạt 30-40% dung tích thiết kế. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi cung cấp nước cho sản xuất vụ Đông Xuân tới, nhiều hồ chỉ còn 10-20% dung tích. Điều này dẫn đến nguy cơ không đủ nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nếu không điều chỉnh lại việc phát điện để tích trữ nước.
Do hạn hán, xâm nhập mặn cũng diễn ra mạnh và rộng. Đặc biệt là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn xuất hiện sớm, vào sâu trong đất liền so với cùng kỳ. Từ tháng 12, ở các vùng cách biển 25-35 km, mặn có khả năng vượt quá 4 g/l. Còn từ tháng 01 đến tháng 02-2016 trở đi, các vùng này gần như không có khả năng lấy nước ngọt. Các vùng cách biển 45-65 km, nếu mùa mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6-2016, ảnh hưởng nặng nề tới vụ Đông Xuân, Xuân Hè, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi tôm...
Như vậy, vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và năm 2016, nếu không chủ động tính toán và có phương án điều hành sử dụng nguồn nước cho phù hợp, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước cho sản xuất và ngay cả nước sinh hoạt sẽ có nguy cơ xảy ra gay gắt, khốc liệt hơn những tháng đầu năm 2015 tại nhiều địa phương ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đang đề xuất một số biện pháp để các địa phương triển khai phương án phòng, chống hạn, chủ động tích trữ nước ở các hồ chứa thuỷ lợi, thủy điện nhằm phục vụ cho sản xuất, nhất là cho sinh hoạt trong thời gian tới./.
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì sáng 31-10-2015 cho thấy, thời tiết từ đầu năm 2015 diễn biến hết sức bất thường, hạn hán, nắng nóng kéo dài trên diện rộng với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày nhiều nơi lên tới trên 42 độ C.
Hơn nữa, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có tổng lượng mưa thấp hơn cùng kỳ năm 2014, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 30-60%. Đặc biệt, khu vực Nam Trung Bộ thiếu hụt từ 40-80% (có thời gian hụt tới 90%) so với trung bình nhiều năm.
Năm 2014, lượng mưa ở Trung Bộ thiếu hụt dẫn tới những tháng đầu năm 2015, tại nhiều địa phương đã không còn đủ nước cho sản xuất, sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đã có khoảng 40.000 ha không có nước phải dừng sản xuất, 122.000 ha thiếu nước và hàng chục nghìn người thiếu nước sinh hoạt.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong thời gian tới, lượng mưa ở Bắc Bộ xấp xỉ trung bình nhiều năm nhưng ở khu vực Trung Bộ có khả năng tiếp tục thiếu hụt từ 30-50% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Thậm chí, nhiều khả năng tổng lượng mưa sẽ thiếu hụt trong chính mùa mưa. Lượng mưa ở khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ và Bình Thuận thấp hơn khoảng 20-40% và mùa mưa cũng kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm.
Sẽ còn nhiều khó khăn
Cũng theo báo cáo từ các địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hầu hết các hồ chứa đều không đủ nước trữ theo thiết kế. Trên hệ thống các hồ thủy điện, tổng lượng nước về các hồ khu vực miền Trung, miền Nam tính đến thời điểm hiện nay thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 11,12 tỉ m3 và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2014 khoảng 32,43 tỉ m3 (tương đương 52%).
Tổng dung tích đã tích được nước của các hồ chứa thuỷ điện là 24,05 tỉ m3, chiếm 72,78% tổng dung tích hữu ích. EVN cho hay, để tích đầy các hồ, từ nay đến cuối năm cần phải tích thêm gần 9 tỉ m3. Nhưng với diễn biến thủy văn như hiện nay thì việc tích đầy hồ là rất khó khăn, nhiều hồ sẽ không tích được đến mực nước dâng bình thường.
Tại các hồ thuỷ lợi khu vực Bắc Trung Bộ, đã là cuối mùa mưa nhưng nhiều hồ mới đạt khoảng 40-50% dung tích thiết kế (như hồ Cửa Đạt mới tích được 490 triệu m3, đạt 46%; hồ Hủa Na tích được 179 triệu m3, đạt 47%).
Khu vực Trung Trung Bộ mới chỉ đạt 20-30%, cuối mùa lũ khả năng chỉ đạt 30-40% dung tích thiết kế. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi cung cấp nước cho sản xuất vụ Đông Xuân tới, nhiều hồ chỉ còn 10-20% dung tích. Điều này dẫn đến nguy cơ không đủ nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nếu không điều chỉnh lại việc phát điện để tích trữ nước.
Do hạn hán, xâm nhập mặn cũng diễn ra mạnh và rộng. Đặc biệt là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn xuất hiện sớm, vào sâu trong đất liền so với cùng kỳ. Từ tháng 12, ở các vùng cách biển 25-35 km, mặn có khả năng vượt quá 4 g/l. Còn từ tháng 01 đến tháng 02-2016 trở đi, các vùng này gần như không có khả năng lấy nước ngọt. Các vùng cách biển 45-65 km, nếu mùa mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6-2016, ảnh hưởng nặng nề tới vụ Đông Xuân, Xuân Hè, cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi tôm...
Như vậy, vụ Đông Xuân năm 2015-2016 và năm 2016, nếu không chủ động tính toán và có phương án điều hành sử dụng nguồn nước cho phù hợp, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước cho sản xuất và ngay cả nước sinh hoạt sẽ có nguy cơ xảy ra gay gắt, khốc liệt hơn những tháng đầu năm 2015 tại nhiều địa phương ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đang đề xuất một số biện pháp để các địa phương triển khai phương án phòng, chống hạn, chủ động tích trữ nước ở các hồ chứa thuỷ lợi, thủy điện nhằm phục vụ cho sản xuất, nhất là cho sinh hoạt trong thời gian tới./.
Xây dựng Thành phố Hải Phòng ngày càng giàu đẹp, văn minh, an toàn, cuộc sống người dân thực sự bình yên  (31/10/2015)
Chuyển giao công nghệ, ngư cụ khai thác cá ngừ hiện đại cho ngư dân  (31/10/2015)
Thiệt hại và lợi ích từ chính sách thả nổi đồng ruble của Nga  (31/10/2015)
Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý ở Biển Đông  (31/10/2015)
Hội nghị quốc tế về Syria ra tuyên bố chung dù không có đột phá  (31/10/2015)
Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc bỏ phạt tử hình ở một số tội  (30/10/2015)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên