Sứ quán Việt Nam tại New Zealand diễn thuyết về tình hình Biển Đông
Ngày 12-10, tại Wellington, Đại sứ quán Việt Nam tại New Zealand đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, Trường Đại học Massey tổ chức buổi diễn thuyết về “Tình hình căng thẳng tại Biển Đông” dưới góc nhìn của học giả Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên Trường Đại học Massey, một trong những trường hàng đầu của New Zealand mời đại diện của Học viện Ngoại giao Việt Nam tham dự và thuyết trình về tình hình Biển Đông tại New Zealand.
Buổi diễn thuyết do Tiến sỹ Nguyễn Lan Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu về Biển Đông, Học viện Ngoại giao trình bày tập trung vào các vấn đề chính như nguồn gốc lịch sử của vấn đề, cập nhật thông tin và hình ảnh gần đây về những diễn biến, nguyên nhân, tác động của tình hình căng thẳng tại Biển Đông và triển vọng của việc quản lý và giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Lan Anh, trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng và có nhiều biến động như hiện nay, để bảo đảm lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, tự do hàng không ở Biển Đông, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông.
Các hành động như cắt cáp tàu khảo sát địa chấn Viking 2 (6-2011), Bình Minh 2 (5-2011, 11-2012), bắt giữ trái phép tàu cá của Việt Nam, đơn phương áp đặt các quy định pháp luật về nghề cá tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (5-2014), các hoạt động xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông… không những trái với luật pháp quốc tế mà còn làm gia tăng nghi kị và làm phức tạp thêm tình hình, thậm chí có thể dẫn đến xung đột.
Cần thiết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thương lượng thực chất về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), thúc đẩy hợp tác trong các diễn đàn, các cơ chế đa phương hiện có mà ASEAN đóng vai trò trung tâm như ARF, ADMM, ADMM+, EAS... làm rõ các yêu sách tại Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế.
Kết thúc phần trình bày, Tiến sỹ Nguyễn Lan Anh cũng dành thời gian để làm rõ hơn một số vấn đề mà đại biểu quan tâm qua phần hỏi đáp.
Việc tổ chức buổi diễn thuyết lần này là sự kiện hữu ích, thu hút sự tham dự của hơn 100 khách mời là các giáo sư, giảng viên, sinh viên của các trường đại học tại Wellington, đại diện trong Đoàn ngoại giao, một số bộ, ngành và phóng viên sở tại, giúp các vị khách tham dự có dịp hiểu rõ hơn về những nguyên nhân và diễn biến tình hình căng thẳng hiện nay tại Biển Đông./.
Đảng bộ Gia Lai cần giữ an ninh-quốc phòng ổn định bền vững  (14/10/2015)
Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan trung ương lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020  (14/10/2015)
Bến Tre khai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ X  (14/10/2015)
Bước đi chiến lược của Nga tại Xy-ri  (14/10/2015)
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình  (14/10/2015)
Tổng Bí thư phát biểu tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh  (14/10/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên