Quốc hội thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013
Qua thảo luận, các ý kiến cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013.
Các đại biểu cũng đã đánh giá, phân tích nhận định về những mặt tích cực, hạn chế, tồn tại và có các đề xuất, kiến nghị cụ thể trong công tác quản lý, điều hành ngân sách nói chung, công tác quyết toán ngân sách nói riêng.
Về thu ngân sách nhà nước, các đại biểu đều đánh giá cao sự chỉ đạo của Chính phủ, sự nỗ lực của ngành thuế, hi quan, nên trong điều kiện hết sức khó khăn, chúng ta đã vượt thu ngân sách nhà nước. Mặt dù loại trừ một số khoản thu không có trong dự toán. Nhiều ý kiến cho rằng, tuy việc kiểm tra, thanh tra có tăng cường nhưng công tác quản lý thuế vẫn còn tình trạng thất thu, nợ thuế, trốn thuế, gian lận thuế xảy ra phổ biến.
Đối với vấn đề chi ngân sách, các đại biểu cho rằng, trong điều kiện ngân sách Trung ương không lớn nhưng chúng ta đã chi đầu tư xây dựng năm 2013 khá cao so với dự toán. Hầu hết các khoản chi ngân sách đều đạt và vượt kế hoạch, nhưng những khoản chi quan trọng thì không đạt dự toán, như giáo dục - đào tạo, dạy nghề, khoa học - công nghệ...
Đặc biệt, nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận là vấn đề bội chi ngân sách. Các đại biểu cho rằng, bội chi ngân sách năm 2013 đã vượt mức cho phép theo Nghị quyết 54/2013/QH13 ngày 12-11-2013 của Quốc hội.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên) cho rằng, bội chi ngân sách là một vấn đề lớn, bởi con số vượt xa so với Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
“Trong vấn đề này, có 3 điểm đáng chú ý: Thứ nhất, vấn đề kỷ luật tài chính trong bội chi, lúc đầu Nghị quyết của Quốc hội xác định là 4,8%, sau đó điều chỉnh lên 5,3%, nhưng trên thực tế chúng ta bội chi 6,6%. Như vậy, từ 4,8% lên 5,3%, vượt 0,5%, Quốc hội đã phải xem xét. Nhưng từ 5,3% lên 6,6%, thì đây là cả một vấn đề băn khoăn (con số, số liệu) đối với đại biểu Quốc hội. Thứ hai, vấn đề bội chi là khả năng về chi trả, hoàn trả số lượng bội chi lớn như thế này. Thứ ba, là những hậu quả của nó, trong đó không chỉ hậu quả về mặt tài chính làm tăng nợ công, mà còn làm thất thoát lãng phí và vận hành bộ máy; đồng thời tạo lên một tiền lệ, thói quen trong việc quản lý, sử dụng ngân sách”, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng phản ánh.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng kiến nghị, trong kỳ họp này, trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013, Chính phủ cần báo cáo thêm về vấn đề bội chi, làm rõ cơ sở pháp lý, danh mục cụ thể, chất lượng sử dụng bước đầu và hướng hoàn trả để Quốc hội có thêm cơ sở khi bấm nút thông qua.
Mặt khác, cần tăng cường hơn nữa kỷ luật tài chính và đặc biệt là công khai, minh bạch về quản lý ngân sách nhà nước; đồng thời nâng cao tỷ lệ và chất lượng thực hiện các kiến nghị của kiểm toán.
Đồng tình với một số ý kiến khác, đại biểu Lê Nam (đoàn Thanh Hóa) đề nghị, khi đã đến ngưỡng, Chính phủ, Quốc hội cần phải áp dụng một chính sách quyết liệt để chấm dứt tình trạng bội chi ngân sách.
Đại biểu cũng cho rằng, dự toán đã được công bố, thì kiên quyết không tăng thêm ngân sách cho bất kỳ ngành, địa phương nào, trừ trường hợp đặc biệt do chiến tranh hoặc bão lũ bất khả kháng.
Cũng trong chiều 28-5, các đại biểu làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình dự án Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi).
Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện trình bày khẳng định: Cơ bản tán thành với sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Tố tụng hành chính, các quan điểm chỉ đạo, yêu cầu của việc xây dựng dự án Luật Tố tụng hành chính được nêu trong Tờ trình. Dự thảo Luật có nhiều quy định mới, cụ thể hóa nhiều quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Theo chương trình, sáng mai (29-5), các đại biểu thảo luận ở tổ về hai dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán và Luật Phí, lệ phí./.
Quốc hội thảo luận Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo  (28/05/2015)
Chủ tịch nước tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc  (28/05/2015)
Việt Nam đang xác minh và bảo hộ công dân ở Brunei và Anh  (28/05/2015)
Myanmar coi trọng hợp tác truyền thống nhiều mặt với Việt Nam  (28/05/2015)
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi EU ưu tiên cứu người di cư trên biển  (28/05/2015)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay