Vì sao COP-20 đạt kết quả khiêm tốn?
TCCSĐT - Hội nghị COP-20 diễn ra từ ngày 01 đến ngày 14-12-2014 tại thủ đô Li-ma (Peru), có 196 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Đây là hội nghị cuối cùng trước thời hạn chót cho việc đạt được một hiệp định mới về khí hậu tại vòng thảo luận năm sau ở Pháp, thay thế cho Nghị định thư Ki-ô-tô sắp hết hạn vào năm 2020.
Khó bề thỏa hiệp
COP-20 đã không thể thỏa hiệp được với nhau về sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển trong dự thảo cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Mặc dù Hội nghị lần này đã phải kéo dài thêm thời gian nhưng các nhà đàm phán vẫn không thu hẹp được bất đồng giữa các nước giàu và nghèo.
Nhóm G77 và Trung Quốc cho rằng, bản dự thảo thiên về lợi ích của các nước phát triển, đặt gánh nặng lên các nước nghèo, trong khi chính các nước giàu đã từng sử dựng nhiều nhiên liệu phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Vì thế, các nước này yêu cầu bản dự thảo phải có các nội dung ràng buộc các nước phát triển phải đưa ra một lộ trình cụ thể trong việc tăng cường hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giới quan sát cho rằng, bất đồng lớn nhất của Hội nghị COP-20 là hạn ngạch giảm khí phát thải. Trong khi các nước đang phát triển cho rằng các nước giàu phải chịu mức cắt giảm lượng khí thải lớn hơn, các nước phát triển lại giữ quan điểm rằng một số nước đang phát triển mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ… đang sử dụng lượng than đá quá lớn nên phải cắt giảm nhiều hơn.
Đại diện Trung Quốc cho rằng: “Các văn bản hiện tại không phản ánh các nguyên tắc trách nhiệm chung, không phân biệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển cũng như sự cấp bách phải hành động vào năm 2020. Do đó, quan điểm của chúng tôi là dự thảo hiện nay cần phải được sửa đổi thêm để có thể phản ánh sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển. Chúng tôi muốn đạt được sự đồng thuận tại Li-ma, nhưng hiện tại đang bế tắc”.
Đại diện Mỹ, ông Tót Xtơn lại kêu gọi tất cả các bên chấp nhận các văn bản thỏa hiệp, nói rằng sự thất bại tại Hội nghị Li-ma lần này sẽ được xem như là một “sự cố lớn”, đe doạ Hội nghị thượng đỉnh vào năm sau tại Pa-ri (Pháp).
Cũng tại Hội nghị lần này, các quốc gia ven biển kêu gọi sự nỗ lực chung cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, một trong những nguyên nhân khiến trái đất ấm lên gây nguy cơ khiến các quốc đảo có thể biến mất.
Đại diện nước chủ nhà đã yêu cầu các nhà đàm phán soạn thảo một văn bản trình bày quan điểm về bốn vấn đề “gai góc” bao gồm: (1) Phạm vi các cam kết về chống biến đổi khí hậu; (2) Sự minh bạch thông tin trong các bản báo cáo về quá trình thực hiện cam kết; (3) Công tác giám sát việc thực hiện các cam kết; (4) Cách thức duy trì những thành quả đạt được.
Về việc đóng góp nguồn lực tài chính để đối phó với biến đổi khí hậu, các nước nghèo yêu cầu các nước phát triển phải hỗ trợ họ trong xử lý các mất mát và thiệt hại gây ra bởi biến đổi khí hậu. Và cần phải có những điều khoản quy định rõ ràng để buộc các nước giàu phải gây quỹ 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước nghèo ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu bắt đầu từ năm 2020. Trong khi đó, các nước phát triển không muốn đưa điều này thành cam kết.
Lại hy vọng vào năm sau
Sau khi kéo dài thêm 36 giờ đàm phán, Hội nghị COP-20 đã bế mạc với một thỏa thuận tối thiểu. Sự căng thẳng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển lần này là một dấu hiệu không tốt cho Hiệp định sẽ được 195 quốc gia thành viên ký kết tại Pa-ri vào cuối năm 2015 sắp tới.
Hiệp định Pa-ri sẽ có hiệu lực năm 2020 và được xem là hiệp định đầu tiên mang tính ràng buộc đối với tất cả các quốc gia trong việc chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu. Mục tiêu của hiệp định là giữ mức gia tăng nhiệt độ trung bình của trái đất ở mức dưới 2 độ C vào cuối thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, thỏa hiệp lần này còn có hạn chế lớn. Việc nêu ra nguyên tắc: “trách nhiệm chung nhưng có phân biệt”, tức là cam kết đưa ra một cách ứng xử riêng đối với các nước đang phát triển và các nước phát triển đã được tái khẳng định, nhưng không được lượng hóa nên nguyên tắc này cũng không có cơ chế ràng buộc.
Việc đóng góp vào Quỹ Khí hậu Xanh hiện đã đang ở mức hơn 10 tỷ USD. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nước nào thực hiện lời hứa cung cấp viện trợ lên đến 100 tỷ USD vào năm 2020. Mặc dù điều này đã được đưa ra từ Hội nghị về khí hậu tại Cô-phen-ha-gen năm 2009.
Cờ-rít-ti-an-na Phi-gu-rét, người đứng đầu Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc cho biết: “Có nhiều ý kiến trái ngược cho vấn đề này. Một số nước nhìn vào các bản báo cáo như một cơ hội để nâng cao niềm tin và sự minh bạch trong kế hoạch hành động của mỗi nước. Tuy nhiên, trên thực tế, đây cũng là cơ hội để các nước phải đặt ra mục tiêu tham vọng hơn”.
Như vậy, mục tiêu của Hội nghị Li-ma là “con đường” dẫn đến hình thành Hiệp định tại Pa-ri đã không đạt được như dự kiến. Các văn bản được thông qua chỉ khẳng định nguyên tắc “đóng góp quốc gia” nhưng chưa có cơ chế nào để kiểm tra, nên nguyên tắc này vẫn phụ thuộc vào thiện chí của mỗi nước, khiến cho “nguyên tắc đã trở thành không phải nguyên tắc”, vì không có cơ chế buộc các quốc gia phải thi hành. Giới phân tích cho rằng, COP-20 lần này đã đạt kết quả rất khiêm tốn, có nguy cơ đe dọa đến sự thành công của COP-21 năm sau ở Pa-ri./.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (23/12/2014)
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (23/12/2014)
Tổng Bí thư tiếp Bộ trưởng Các lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba  (22/12/2014)
Chủ tịch nước: Tránh tạo dư luận xấu về xử lý án kinh tế, chức vụ  (22/12/2014)
Chiến tích bộ đội Trường Sơn khắc sâu vào trang sử vàng đất nước  (22/12/2014)
Xây dựng biên giới Việt Nam - Campuchia hợp tác cùng phát triển  (22/12/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên