Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần 21
Ngày 22-10, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố chung.
Tuyên bố chung của Hội nghị gồm 18 điểm tập trung vào các vấn đề kinh tế toàn cầu và khu vực; đầu tư và tài trợ kết cấu hạ tầng; cải cách chính sách tài khóa và thuế phục vụ tái cơ cấu kinh tế; cải thiện dịch vụ tài chính ...
Tuyên bố chung khẳng định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với tổng cầu yếu, tăng trưởng không đồng đều và vẫn thấp hơn mức độ cần thiết để tạo việc làm, nguy cơ suy giảm tăng trưởng tiếp tục lên cao, khu vực APEC, với vai trò là động lực của nền kinh tế thế giới, cần dẫn đầu quá trình phục hồi toàn cầu hướng tới mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng. Tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình hợp tác các Bộ trưởng Tài chính APEC (FMP) như một diễn đàn cho các nền kinh tế trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, xây dựng sự đồng thuận và tăng cường hợp tác.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng cam kết sẽ sử dụng diễn đàn này một cách tích cực hơn và tăng cường hợp tác chính sách giữa FMP và các cơ chế hợp tác đa phương khác như G-20.
Về đầu tư và tài trợ kết cấu hạ tầng, tuyên bố kêu gọi nỗ lực hơn nữa, bao gồm cả những cải cách chính sách, để thu hút nguồn tài chính dài hạn và thúc đẩy các nguồn lực của khu vực tư nhân đáp ứng nhu cầu thiếu hụt, bao gồm cả việc phát triển quan hệ đối tác công - tư (PPP).
Tuyên bố cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực trong khu vực công để thúc đẩy các dự án PPP về kết cấu hạ tầng, học hỏi từ thực tiễn triển khai PPP trong các nền kinh tế APEC và hoan nghênh những nỗ lực của các thành viên trong việc hỗ trợ phát triển các dự án PPP về kết cấu hạ tầng trong APEC.
Các bộ trưởng APEC cũng cam kết thực hiện chính sách tài khóa và chính sách thuế phù hợp; nỗ lực hơn nữa để tạo thêm việc làm cho tất cả các công dân thông qua những biện pháp như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), tăng cường giáo dục và đào tạo... Tuyên bố thừa nhận tầm quan trọng của việc củng cố các tổ chức tài chính, thúc đẩy hệ thống thuế công bằng và minh bạch.
Tuyên bố khẳng định ủng hộ Quỹ Khí hậu Xanh, đồng thời cho rằng tài chính khí hậu là một vấn đề quan trọng để giải quyết biến đổi khí hậu.
Các bộ trưởng Tài chính APEC cũng hoan nghênh sự hợp tác của Trung Quốc với Việt Nam trong việc xây dựng năng lực cho các cán bộ tài chính thông qua sự hợp tác giữa Trung tâm Tài chính và Phát triển châu Á - Thái Bình Dương (AFDC) và Trường Đào tạo cán bộ tài chính của Bộ Tài chính Việt Nam từ năm 2008./.
Sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (22/10/2014)
Bảo đảm an ninh hậu cần cho IPU 132 tại Việt Nam  (22/10/2014)
ASEAN và Thái Lan tăng cường hợp tác vì lợi ích chung  (22/10/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên