Hội thảo quốc tế về bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ đối thoại chiến lược Việt Nam - Liên minh châu Âu, thu hút đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý, đại diện các tổ chức tôn giáo, các nước thành viên Liên minh châu Âu, Đại sứ quán các nước.
Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện khuôn khổ pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và cam kết của Việt Nam đối với quốc tế trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong lĩnh vực tự do tôn giáo đã được các đại biểu phân tích và đánh giá sâu qua 3 phiên thảo luận.
Chia sẻ về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng nêu rõ Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, tín đồ tôn giáo chiếm 1/4 dân số cả nước.
Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và quyền này đã được ghi trong Hiến pháp, hệ thống văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và được thực thi có hiệu quả trong cuộc sống.
Trong những năm qua, nhiều tôn giáo đã được Nhà nước công nhận. Đến nay, cả nước có 14 tôn giáo, 38 tổ chức tôn giáo, trên 24 triệu tín đồ, 78.000 chức sắc và hơn 23.000 cơ sở thờ tự. Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam diễn ra sôi nổi và đang có chiều hướng gia tăng.
Nhu cầu văn hóa tín ngưỡng tôn giáo chính đáng ấy luôn được Nhà nước tạo điều kiện đáp ứng, đông đảo tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo phấn khởi, tích cực tham gia xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Tôn giáo cùng với các tín ngưỡng đã hòa vào dòng chảy văn hóa Việt Nam, làm phong phú thêm nét văn hóa đa dạng của người Việt.
Bà Delphine Malard, Bí thư thứ nhất - Trưởng Ban Chính trị, Báo chí và Thông tin - Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, Liên minh châu Âu tự hào khi có được sự đa dạng về các mô hình tôn giáo và thế tục. Liên minh châu Âu có một nguyên tắc rõ ràng là bảo đảm quyền tự do tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng như là quyền cơ bản của mỗi con người. Điều này phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát, đã được phê chuẩn bởi Việt Nam, Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở khắp mọi nơi và cho tất cả mọi người.
Liên minh châu Âu sẽ hành động bảo vệ các quyền cơ bản này như một phần của chính sách đối ngoại của mình. Bà Delphine Malard cũng bày tỏ sự phấn khởi với những thay đổi về chính sách tôn giáo của Việt Nam trong thời gian qua. Không quốc gia nào hoàn hảo về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thúc đẩy tự do tôn giáo là động lực phát triển.
Qua 3 phiên thảo luận đời sống tôn giáo ở Việt Nam, bảo đảm đa dạng và hòa hợp tôn giáo và vai trò của tôn giáo đối với xã hội, nhiều đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề đa dạng tôn giáo và mô hình thế tục ở châu Âu cũng như chỉ ra những nỗ lực của các nước thành viên Liên minh châu Âu trong việc bảo vệ và thúc đẩy tự do, các giá trị của tôn giáo.
Nhiều vấn đề liên quan đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, sự đa dạng của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo khu vực Tây Bắc Việt Nam; chính sách và những kinh nghiệm nhằm bảo đảm sự đa dạng và hòa hợp tôn giáo; vai trò và đóng góp của các tổ chức tôn giáo đối với xã hội ở một số nước châu Âu; cách tiếp cận của Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên đối với tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong bối cảnh xu hướng toàn cầu tại các quốc gia và đặc trưng địa phương của tôn giáo... đã được các đại biểu thảo luận.
Thông qua Hội thảo, Việt Nam muốn thể hiện thiện chí trong việc thúc đẩy đối thoại tích cực với Liên minh châu Âu, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo, đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu theo Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA).
Đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý, nghiên cứu trong và ngoài nước, các chức sắc trao đổi học thuật tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đúng pháp luật.
Sau hội thảo quốc tế này, một hội thảo tập huấn về các vấn đề tôn giáo cũng sẽ được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột vào hai ngày 29 và 30-9 với sự tham dự của hơn 60 đại diện các chức sắc tôn giáo và cán bộ nhà nước làm công tác quản lý tôn giáo đến từ 15 tỉnh, thành khu vực miền Nam và Tây Nguyên./.
Thủ tướng Chính phủ Lào gửi điện thăm hỏi thiệt hại do bão số 3  (27/09/2014)
Đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc thăm và làm việc tại Việt Nam  (27/09/2014)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm, làm việc tại Phần Lan  (27/09/2014)
Điện mừng Thủ tướng nước Cộng hòa Quần đảo Fiji  (26/09/2014)
Hình thành môi trường làm việc an toàn cho người lao động  (26/09/2014)
Hiệp thương cử Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII  (26/09/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên