Việt Nam lập quan hệ ngoại giao với Antigua và Barbuda
Ngày 08-11, tại Trụ sở Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Hoài Trung thay mặt Chính phủ Việt Nam và Ngài Anthony Liverpool, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Quyền Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Antigua và Barbuda tại Liên hợp quốc thay mặt Chính phủ Antigua và Barbuda đã ký “Thông cáo chung về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Antigua và Barbuda”.
Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Antigua và Barbuda, đáp ứng nguyện vọng tăng cường và phát triển quan hệ cùng có lợi giữa hai quốc gia và nhân dân hai nước. Hai bên nhất trí trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp Đại sứ và áp dụng Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Antigua và Barbuda nằm ở phía Nam khu vực Caribe, là thành viên hoạt động tích cực tại nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như Tổ chức Cộng đồng các nước Caribe (CARICOM), Khối thịnh vượng chung (Commonwealth of Nations), Liên hợp quốc, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS),… Tháng 6-2013, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã bầu ông John W. Ashe, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Antigua và Barbuda tại Liên hợp quốc làm Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 68.
Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Antigua và Barbuda thể hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Viêt Nam, coi trọng phát triển quan hệ với Antigua và Barbuda nói riêng và với các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh, Caribe nói chung.
Văn bản ký kết trên đã được gửi tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc để lưu hành như văn kiện chính thức của Liên hợp quốc và thông báo đến các quốc gia thành viên Liên hợp quốc./.
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về siêu bão số 14 (09/11/2013)
Thủ tướng công bố Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11 (08/11/2013)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm