Ban hành nghị định xử phạt vi phạm hàng không dân dụng
21:04, ngày 04-11-2013
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 147/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng là cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam, trên tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam, ở vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Theo Nghị định, các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực hàng không dân dụng được quy định trong Nghị định này mà cũng được quy định trong các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử phạt.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng 2 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả gồm: vi phạm quy định về tàu bay; cảng hàng không, sân bay; vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không dân dụng; vi phạm quy định về nhân viên hàng không, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, sử dụng nhân viên hàng không và giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không; vi phạm quy định về hoạt động bay; hoạt động vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; về an ninh hàng không.
Nghị định quy định thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-12-2013, thay thế Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 03-6-2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng./.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng là cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam, trên tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam, ở vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Theo Nghị định, các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực hàng không dân dụng được quy định trong Nghị định này mà cũng được quy định trong các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử phạt.
Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng 2 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Nghị định quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả gồm: vi phạm quy định về tàu bay; cảng hàng không, sân bay; vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không dân dụng; vi phạm quy định về nhân viên hàng không, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, sử dụng nhân viên hàng không và giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không; vi phạm quy định về hoạt động bay; hoạt động vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung; về an ninh hàng không.
Nghị định quy định thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-12-2013, thay thế Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 03-6-2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng./.
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam