Uy tín ngành ngân hàng Thụy Sĩ bị phá vỡ
16:51, ngày 05-01-2013
Ngân hàng lâu đời nhất Thụy Sĩ Wegelin & Co với lịch sử 270 năm, sẽ phải đóng cửa sau khi chính thức thừa nhận với Chính phủ Mỹ về tội trốn thuế. Thông tin trên đã khiến ngành ngân hàng Thụy Sĩ, vốn được xem là có ưu thế nổi trội đảm bảo bí mật khách hàng, mất đi "thương hiệu" nổi tiếng thế giới này.
Tại Giơ-ne-vơ, tại Tòa án liên bang Man-hát-tan (Manhattan) ở Niu Oóc (Mỹ) ngày 3-1-2013, ông Ốt-tô Bru-đơ-rơ (Otto Bruderer), một quan chức ngân hàng Wegelin, đã thừa nhận tội giúp các công dân Mỹ trốn thuế và trong giai đoạn từ năm 2002-2010, Wegelin đã tiếp tay cho nhiều khách hàng Mỹ trốn thuế. Tiết lộ của Wegelin với các công tố liên bang Mỹ là một đòn mạnh giáng vào tính bảo mật "hái ra tiền" của các ngân hàng Thụy Sĩ và điều này cũng thể hiện sức mạnh của Bộ Tư pháp Mỹ trong việc buộc một công ty ở nước ngoài không hoạt động tại Mỹ phải nhận tội.
Với cáo buộc trên, Wegelin sẽ phải bồi thường tổng cộng 53,2 triệu phrăng Thụy Sĩ (57,8 triệu USD), trong đó 20 triệu USD trả cho các nhà chức trách Mỹ, 15,8 triệu USD phí cho các tài khoản không khai báo và 22 triệu USD tiền phạt.
Trước đó, hồi tháng 2-2012, Bộ Tư pháp Mỹ đã ra thông cáo buộc tội Ngân hàng Wegelin "tiếp tay" cho nhiều công dân giàu có của Mỹ trốn thuế đối với ít nhất 1,2 tỷ USD giấu trong các tài khoản bí mật gửi ở ngân hàng này. Đây là lần đầu tiên một ngân hàng nước ngoài bị Mỹ chính thức buộc tội che giấu cho các hành vi trốn thuế của công dân Mỹ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Wegelin đã chống lại các cáo buộc với lập luận rằng họ chỉ có các chi nhánh tại Thụy Sĩ nên chỉ chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng nước này.
Ngay sau đó, Chính phủ Mỹ đã phong tỏa hơn 16 triệu USD tại ngân hàng ủy quyền của Wegelin là chi nhánh ngân hàng UBS AG tại bang Con-nếch-ti-cớt (Connecticut - Mỹ). Wegelin không có chi nhánh tại nước ngoài, vì thế ngân hàng này đã sử dụng dịch vụ ủy quyền, một thủ tục kinh doanh thông thường để chuyển tiền cho khách hàng tại Mỹ thông qua chi nhánh ngân hàng UBS AG. Các công tố viên Niu Oóc cho rằng trong 10 năm qua, hơn 100 khách hàng Mỹ đã được Wegelin giúp gửi tiền và trốn tránh khai báo tại Sở Thuế vụ Mỹ (IRS).
Trong một thông báo phát đi hôm 3-1 từ trụ sở tại Xanh Ga-len (St. Gallen), Wegelin khẳng định một khi vấn đề được giải quyết, ngân hàng này sẽ đóng cửa. Trước đó, ngày 27-1-2012, Ngân hàng Wegelin, có số tài sản 25 tỷ USD tính đến tháng 12-2010, đã thông báo kế hoạch bán lại cho tập đoàn tài chính Raiffeisen Group của Thụy Sĩ, song không tiết lộ giá bán. Các cổ đông của ngân hàng này đã bán lại các tài khoản của khách hàng không phải người Mỹ cho ngân hàng Raiffeisen Group ngay trước khi bị buộc tội. Ông Gie-phrây Nây-men (Jeffrey Neiman), cựu công tố viên liên bang từng tham gia điều tra về ngân hàng Thụy Sĩ, cho biết hiện chưa rõ Ngân hàng Wegelin có bị yêu cầu tiết lộ danh tính khách hàng mở tài khoản bí mật hay không.
Trong những năm gần đây, các ngân hàng Thụy Sĩ đã có chính sách không cho công dân Mỹ mở tài khoản ở nước ngoài tại ngân hàng. Đại diện bên nguyên, ông Prít Ba-ra-ra (Preet Bharara) cho rằng, Wegelin đã chủ ý và tích cực lao vào lấp chỗ trống sau khi các ngân hàng Thụy Sĩ khác từ bỏ hoạt động do sức ép từ lực lượng thực thi pháp luật Mỹ. Theo ông, đây là một bước ngoặt trong những nỗ lực để buộc cả các cá nhân và ngân hàng phải chịu trách nhiệm cho dù ở bất kỳ đâu.
Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang tiến hành điều tra 10 ngân hàng khác của Thụy Sĩ, trong đó có Credit Suisse, Julius Baer và Basler Kantonalbank... đồng thời cảnh báo những ngân hàng này phải công khai thông tin liên quan đến hàng nghìn khách hàng Mỹ có tài khoản tại các ngân hàng này. Cách đây bốn năm, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã chấp nhận nộp tiền phạt cho nhà chức trách Mỹ nhưng UBS không hề nhận tội hoặc bị kết tội. Thay vào đó, ngân hàng này và các công tố viên Mỹ đã đạt được thỏa thuận trả tiền phạt nhằm hủy bỏ các cáo buộc./.
Với cáo buộc trên, Wegelin sẽ phải bồi thường tổng cộng 53,2 triệu phrăng Thụy Sĩ (57,8 triệu USD), trong đó 20 triệu USD trả cho các nhà chức trách Mỹ, 15,8 triệu USD phí cho các tài khoản không khai báo và 22 triệu USD tiền phạt.
Trước đó, hồi tháng 2-2012, Bộ Tư pháp Mỹ đã ra thông cáo buộc tội Ngân hàng Wegelin "tiếp tay" cho nhiều công dân giàu có của Mỹ trốn thuế đối với ít nhất 1,2 tỷ USD giấu trong các tài khoản bí mật gửi ở ngân hàng này. Đây là lần đầu tiên một ngân hàng nước ngoài bị Mỹ chính thức buộc tội che giấu cho các hành vi trốn thuế của công dân Mỹ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Wegelin đã chống lại các cáo buộc với lập luận rằng họ chỉ có các chi nhánh tại Thụy Sĩ nên chỉ chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng nước này.
Ngay sau đó, Chính phủ Mỹ đã phong tỏa hơn 16 triệu USD tại ngân hàng ủy quyền của Wegelin là chi nhánh ngân hàng UBS AG tại bang Con-nếch-ti-cớt (Connecticut - Mỹ). Wegelin không có chi nhánh tại nước ngoài, vì thế ngân hàng này đã sử dụng dịch vụ ủy quyền, một thủ tục kinh doanh thông thường để chuyển tiền cho khách hàng tại Mỹ thông qua chi nhánh ngân hàng UBS AG. Các công tố viên Niu Oóc cho rằng trong 10 năm qua, hơn 100 khách hàng Mỹ đã được Wegelin giúp gửi tiền và trốn tránh khai báo tại Sở Thuế vụ Mỹ (IRS).
Trong một thông báo phát đi hôm 3-1 từ trụ sở tại Xanh Ga-len (St. Gallen), Wegelin khẳng định một khi vấn đề được giải quyết, ngân hàng này sẽ đóng cửa. Trước đó, ngày 27-1-2012, Ngân hàng Wegelin, có số tài sản 25 tỷ USD tính đến tháng 12-2010, đã thông báo kế hoạch bán lại cho tập đoàn tài chính Raiffeisen Group của Thụy Sĩ, song không tiết lộ giá bán. Các cổ đông của ngân hàng này đã bán lại các tài khoản của khách hàng không phải người Mỹ cho ngân hàng Raiffeisen Group ngay trước khi bị buộc tội. Ông Gie-phrây Nây-men (Jeffrey Neiman), cựu công tố viên liên bang từng tham gia điều tra về ngân hàng Thụy Sĩ, cho biết hiện chưa rõ Ngân hàng Wegelin có bị yêu cầu tiết lộ danh tính khách hàng mở tài khoản bí mật hay không.
Trong những năm gần đây, các ngân hàng Thụy Sĩ đã có chính sách không cho công dân Mỹ mở tài khoản ở nước ngoài tại ngân hàng. Đại diện bên nguyên, ông Prít Ba-ra-ra (Preet Bharara) cho rằng, Wegelin đã chủ ý và tích cực lao vào lấp chỗ trống sau khi các ngân hàng Thụy Sĩ khác từ bỏ hoạt động do sức ép từ lực lượng thực thi pháp luật Mỹ. Theo ông, đây là một bước ngoặt trong những nỗ lực để buộc cả các cá nhân và ngân hàng phải chịu trách nhiệm cho dù ở bất kỳ đâu.
Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang tiến hành điều tra 10 ngân hàng khác của Thụy Sĩ, trong đó có Credit Suisse, Julius Baer và Basler Kantonalbank... đồng thời cảnh báo những ngân hàng này phải công khai thông tin liên quan đến hàng nghìn khách hàng Mỹ có tài khoản tại các ngân hàng này. Cách đây bốn năm, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã chấp nhận nộp tiền phạt cho nhà chức trách Mỹ nhưng UBS không hề nhận tội hoặc bị kết tội. Thay vào đó, ngân hàng này và các công tố viên Mỹ đã đạt được thỏa thuận trả tiền phạt nhằm hủy bỏ các cáo buộc./.
Chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (05/01/2013)
Mỹ: Nguy cơ giảm tiêu dùng, kinh tế tăng trưởng chậm (05/01/2013)
Toàn dân chung tay xây dựng, hoàn thiện Đạo luật gốc (05/01/2013)
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam