Thanh tra, kiểm tra 4 nội dung trọng tâm về tài nguyên và môi trường trong năm 2013
16:37, ngày 05-01-2013
Căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt, năm 2013 Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra thường xuyên 4 nhiệm vụ trọng tâm thuộc lĩnh vực Bộ quản lý, trong đó chủ yếu là thanh tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực môi trường, đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước, khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu.
Theo đó, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra theo từng chuyên đề, chẳng hạn như tổ chức thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện dự án đầu tư khu đô thị; kiểm tra đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64 và Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ; các cơ sở, khu, cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông; việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở khai thác, chế biến và tàng trữ dầu khí; tình hình nhập khẩu, quá cảnh và lưu giữ phế liệu, chất thải tại các cảng biển.
Về lĩnh vực khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung kiểm tra việc cấp phép và thực hiện các nội dung giấy phép hoạt động khoáng sản, nhất là việc chấp hành pháp luật khoáng sản đối với Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam. Thanh tra việc khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn một số tỉnh, thành phố. Kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa tại một số lưu vực sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà và hồ Tuyên Quang.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ thực hiện thanh tra trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý tài nguyên và môi trường đối với 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bao gồm cả thanh tra trách nhiệm trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về tài nguyên và môi trường đối với ủy ban nhân dân các cấp. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao từ năm 2011-2012, cũng như thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng và tiết kiệm chống lãng phí đối với 11 đơn vị trực thuộc Bộ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường Tô Văn Đáp cho biết: Trong năm 2012, các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ đã lập biên bản vi phạm hành chính chuyển hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt đối với những tập thể, cá nhân có sai phạm pháp luật trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng, kiến nghị truy thu trên 2 tỷ đồng tiền sử dụng đất chậm nộp ngân sách nhà nước, xử lý việc huy động vốn không đúng quy định trên 6 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 8 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp không đúng quy định và 14 giấy phép khai thác khoáng sản. Trong quá trình giải quyết các vụ khiếu kiện tranh chấp về đất đai, nhờ chú trọng đối thoại đối với người khiếu nại, Bộ đã tổ chức hoà giải thành công 4 vụ việc tồn đọng kéo dài từ nhiều năm nay.
Tuy vậy, việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra của một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm 2012 còn chậm so với kế hoạch, tiến độ thực hiện một số cuộc thanh tra còn kéo dài nên dẫn đến việc ban hành báo cáo và kết luận thanh tra chưa kịp thời. Đặc biệt là sự phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra giữa thanh tra của các đơn vị trực thuộc Bộ, với các Sở Tài nguyên và Môi trường trong một số cuộc chưa chặt chẽ, thống nhất, làm hạn chế không nhỏ đến hiệu quả của công tác này, nhất là những cuộc thanh tra trên lĩnh vực môi trường./.
Về lĩnh vực khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung kiểm tra việc cấp phép và thực hiện các nội dung giấy phép hoạt động khoáng sản, nhất là việc chấp hành pháp luật khoáng sản đối với Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam. Thanh tra việc khai thác sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn một số tỉnh, thành phố. Kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa tại một số lưu vực sông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm Sơn La, Hoà Bình, Thác Bà và hồ Tuyên Quang.
Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ thực hiện thanh tra trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý tài nguyên và môi trường đối với 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bao gồm cả thanh tra trách nhiệm trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về tài nguyên và môi trường đối với ủy ban nhân dân các cấp. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao từ năm 2011-2012, cũng như thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng và tiết kiệm chống lãng phí đối với 11 đơn vị trực thuộc Bộ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường Tô Văn Đáp cho biết: Trong năm 2012, các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ đã lập biên bản vi phạm hành chính chuyển hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xử phạt đối với những tập thể, cá nhân có sai phạm pháp luật trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường với tổng số tiền trên 17 tỷ đồng, kiến nghị truy thu trên 2 tỷ đồng tiền sử dụng đất chậm nộp ngân sách nhà nước, xử lý việc huy động vốn không đúng quy định trên 6 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 8 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp không đúng quy định và 14 giấy phép khai thác khoáng sản. Trong quá trình giải quyết các vụ khiếu kiện tranh chấp về đất đai, nhờ chú trọng đối thoại đối với người khiếu nại, Bộ đã tổ chức hoà giải thành công 4 vụ việc tồn đọng kéo dài từ nhiều năm nay.
Tuy vậy, việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra của một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong năm 2012 còn chậm so với kế hoạch, tiến độ thực hiện một số cuộc thanh tra còn kéo dài nên dẫn đến việc ban hành báo cáo và kết luận thanh tra chưa kịp thời. Đặc biệt là sự phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra giữa thanh tra của các đơn vị trực thuộc Bộ, với các Sở Tài nguyên và Môi trường trong một số cuộc chưa chặt chẽ, thống nhất, làm hạn chế không nhỏ đến hiệu quả của công tác này, nhất là những cuộc thanh tra trên lĩnh vực môi trường./.
Mỹ: Nguy cơ giảm tiêu dùng, kinh tế tăng trưởng chậm  (05/01/2013)
Toàn dân chung tay xây dựng, hoàn thiện Đạo luật gốc  (05/01/2013)
Năm 2013, Việt Nam sẽ thu hút 14 tỷ USD vốn FDI  (05/01/2013)
Mỹ công bố chương trình tuyệt mật về chống tin tặc  (05/01/2013)
V.Yanukovych: "Ukraine cần cải tổ cơ cấu kinh tế"  (05/01/2013)
Indonesia vẫn thực hiện chính sách ngoại giao tích cực  (05/01/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên