MERCOSUR và UNASUR tạm ngừng tư cách thành viên của Paraguay
19:49, ngày 03-07-2012
TCCSĐT - Việc lưỡng viện lập pháp Paraguay phế truất Tổng thống Fernando Lugo đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của nước láng giềng trong khu vực và các tổ chức hợp tác khu vực mà Paraguay là thành viên.
Tại Hội nghị cấp cao họp cuối tuần qua ở Mendoza (Argentina), Tổ chức MERCOSUR - bao gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay - đã thể hiện thái độ phản đối việc truất quyền Tổng thống F.Lugo bằng quyết định tạm ngừng tư cách thành viên của Paraguay cho tới khi đất nước này bầu ra tổng thống mới. Người kế nhiệm của ông F.Lugo ở Paraguay, nguyên Phó Tổng thống Federiko Franco, không được mời tới dự Hội nghị cấp cao này.
Tổng thống Argentina lập luận cho phản ứng chung của MERCOSUR rằng, "trật tự dân chủ ở Paraguay đã bị phá vỡ", ông F.Lugo đã không có được cơ hội để tự bảo vệ mình một cách thỏa đáng. Tuy nhiên, MERCOSUR không quyết định trừng phạt Paraguay vì cho rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, trong khi chính phủ không bị hề hấn gì. Paraguay là một trong những nước nghèo ở Nam Mỹ, một nửa toàn bộ kim ngạch trao đổi thương mại được thực hiện với các thành viên khác trong MERCOSUR. Vì vậy, bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế nào của MERCOSUR đều có tác động rất mạnh mẽ tới kinh tế Paraguay.
Để phản đối việc phế truất ông F.Lugo, một số quốc gia ở Trung và Nam Mỹ đã triệu hồi đại sứ của họ ở Paraguay về nước. Có chính phủ coi đó là một cuộc đảo chính. Tổ chức Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) trong một cuộc họp khẩn cấp cũng đã quyết định tạm ngừng tư cách thành viên của Paraguay. Đây là một cách trục xuất có thời hạn và có điều kiện một thành viên ra khỏi tổ chức. Venezuela cũng quyết định hủy bỏ thỏa thuận cung cấp dầu diesel cho Paraguay.
Paraguay không chỉ bị cô lập trong khu vực, mà còn phải chấp nhận một thất bại khác nữa khi MERCOSUR quyết định chính thức kết nạp Venezuela làm thành viên tại Hội nghị cấp cao vào ngày 31-7 tới. MERCOSUR đã đồng ý kết nạp Venezuela từ năm 2006, nhưng cho tới nay, Quốc hội Paraguay không phê chuẩn điều này và vì thế Venezuela vẫn nằm ngoài tổ chức. Và việc Paraguay không còn là thành viên MERCOSUR nữa đã tạo ra tình huống mới để Venezuela trở thành thành viên chính thức mà MERCOSUR không phải thay đổi điều lệ hay nguyên tắc.
Ông Fernando Lugo được coi là thuộc cánh tả ở Paraguay và Nam Mỹ. Ông trở thành Tổng thống Paraguay năm 2008, chấm dứt 61 năm cầm quyền của Đảng Colorado. Đảng này hiện chiếm đa số trong lưỡng viện lập pháp ở Paraguay và chỉ trong vòng 33 giờ đồng hồ đã làm xong toàn bộ quá trình phế truất ông F.Lugo.
Việc phế truất ông F.Lugo ở Paraguay đã gợi sự liên tưởng đến chuyện tương tự ở Honduras, phản ánh cuộc đấu tranh về ý thức hệ giữa cánh tả và cánh hữu, giữa nền dân chủ hiện tại và quá khứ độc tài quân sự. Cũng chính vì thế mà có cả những tiếng nói cho rằng, đằng sau vụ việc này có bàn tay của Mỹ, coi đó là cuộc đảo chính thứ hai ở khu vực này trong thời gian nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Mỹ B.Obama.
Ông F.Franco hiện được Quốc hội Paraguay bầu làm Tổng thống nước này và dự kiến tháng 4-2013 sẽ có cuộc bầu cử tổng thống mới. Trước mắt, Đảng Colorado tỏ ra hậu thuẫn ông F.Franco nhưng chắc chắn đảng này đã và đang chuẩn bị để giành lại quyền lực trong cuộc bầu cử tổng thống tới. Ông F.Franco đã cam kết hoàn tất cuộc cải cách ruộng đất mà ông Lugo đang thực hiện, thúc đẩy công nghiệp hóa đất nước và giải quyết vấn đề khúc mắc về năng lượng với Brazil. Mục đích của ông F.Franco là vừa trấn an và tranh thủ những người ủng hộ ông F.Lugo, vừa nhằm dùng kết quả cụ thể để tạo điểm xuất phát và tiền đề thuận lợi cho cuộc tranh cử tổng thống tới mà ông biết rằng, đối thủ sẽ không phải cánh tả mà chính là Đảng Colorado.
Có thể thấy tình hình chính trị nội bộ ở Paraguay còn diễn biến rất phức tạp trong thời gian tới./.
Tổng thống Argentina lập luận cho phản ứng chung của MERCOSUR rằng, "trật tự dân chủ ở Paraguay đã bị phá vỡ", ông F.Lugo đã không có được cơ hội để tự bảo vệ mình một cách thỏa đáng. Tuy nhiên, MERCOSUR không quyết định trừng phạt Paraguay vì cho rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, trong khi chính phủ không bị hề hấn gì. Paraguay là một trong những nước nghèo ở Nam Mỹ, một nửa toàn bộ kim ngạch trao đổi thương mại được thực hiện với các thành viên khác trong MERCOSUR. Vì vậy, bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế nào của MERCOSUR đều có tác động rất mạnh mẽ tới kinh tế Paraguay.
Để phản đối việc phế truất ông F.Lugo, một số quốc gia ở Trung và Nam Mỹ đã triệu hồi đại sứ của họ ở Paraguay về nước. Có chính phủ coi đó là một cuộc đảo chính. Tổ chức Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) trong một cuộc họp khẩn cấp cũng đã quyết định tạm ngừng tư cách thành viên của Paraguay. Đây là một cách trục xuất có thời hạn và có điều kiện một thành viên ra khỏi tổ chức. Venezuela cũng quyết định hủy bỏ thỏa thuận cung cấp dầu diesel cho Paraguay.
Paraguay không chỉ bị cô lập trong khu vực, mà còn phải chấp nhận một thất bại khác nữa khi MERCOSUR quyết định chính thức kết nạp Venezuela làm thành viên tại Hội nghị cấp cao vào ngày 31-7 tới. MERCOSUR đã đồng ý kết nạp Venezuela từ năm 2006, nhưng cho tới nay, Quốc hội Paraguay không phê chuẩn điều này và vì thế Venezuela vẫn nằm ngoài tổ chức. Và việc Paraguay không còn là thành viên MERCOSUR nữa đã tạo ra tình huống mới để Venezuela trở thành thành viên chính thức mà MERCOSUR không phải thay đổi điều lệ hay nguyên tắc.
Ông Fernando Lugo được coi là thuộc cánh tả ở Paraguay và Nam Mỹ. Ông trở thành Tổng thống Paraguay năm 2008, chấm dứt 61 năm cầm quyền của Đảng Colorado. Đảng này hiện chiếm đa số trong lưỡng viện lập pháp ở Paraguay và chỉ trong vòng 33 giờ đồng hồ đã làm xong toàn bộ quá trình phế truất ông F.Lugo.
Việc phế truất ông F.Lugo ở Paraguay đã gợi sự liên tưởng đến chuyện tương tự ở Honduras, phản ánh cuộc đấu tranh về ý thức hệ giữa cánh tả và cánh hữu, giữa nền dân chủ hiện tại và quá khứ độc tài quân sự. Cũng chính vì thế mà có cả những tiếng nói cho rằng, đằng sau vụ việc này có bàn tay của Mỹ, coi đó là cuộc đảo chính thứ hai ở khu vực này trong thời gian nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Mỹ B.Obama.
Ông F.Franco hiện được Quốc hội Paraguay bầu làm Tổng thống nước này và dự kiến tháng 4-2013 sẽ có cuộc bầu cử tổng thống mới. Trước mắt, Đảng Colorado tỏ ra hậu thuẫn ông F.Franco nhưng chắc chắn đảng này đã và đang chuẩn bị để giành lại quyền lực trong cuộc bầu cử tổng thống tới. Ông F.Franco đã cam kết hoàn tất cuộc cải cách ruộng đất mà ông Lugo đang thực hiện, thúc đẩy công nghiệp hóa đất nước và giải quyết vấn đề khúc mắc về năng lượng với Brazil. Mục đích của ông F.Franco là vừa trấn an và tranh thủ những người ủng hộ ông F.Lugo, vừa nhằm dùng kết quả cụ thể để tạo điểm xuất phát và tiền đề thuận lợi cho cuộc tranh cử tổng thống tới mà ông biết rằng, đối thủ sẽ không phải cánh tả mà chính là Đảng Colorado.
Có thể thấy tình hình chính trị nội bộ ở Paraguay còn diễn biến rất phức tạp trong thời gian tới./.
Đảng bộ Điện Biên thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, gắn với củng cố hệ thống chính trị vững mạnh  (03/07/2012)
Chủ tịch nước thăm, làm việc với Hội Người Cao tuổi  (02/07/2012)
Liên đoàn Luật sư ra tuyên bố phản đối Trung Quốc  (02/07/2012)
Liên đoàn Luật sư ra tuyên bố phản đối Trung Quốc  (02/07/2012)
Đoàn cấp cao Bộ Tài nguyên và Môi trường thăm Lào  (02/07/2012)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên