Tổng thống Barack Obama tuyên bố cuộc chiến của Mỹ tại Iraq chính thức kết thúc
21:58, ngày 15-12-2011
TCCSĐT - Ngày 14-12-2011, Tổng thống Barack Obama đã chính thức tuyên bố kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 9 năm của Mỹ tại Iraq. Công việc cuối cùng để quân đội Mỹ rời khỏi Iraq đã hoàn tất và những binh sĩ Mỹ cuối cùng rời nước này trong vài ngày tới.
Theo AFP và Đài RFI, Tổng thống Mỹ đã đề cao sự "chiến đấu và hy sinh, đổ máu và xây dựng" của Mỹ ở Iraq, đồng thời ca ngợi "thành tựu phi thường" của cuộc chiến mà ông từng phản đối này.
|
Khi tranh cử tổng thống, ông B.Obama đã đưa ra cam kết chính trị là sẽ chấm dứt cuộc chiến ở Iraq và, theo một thỏa thuận với Chính phủ Iraq, quân đội Mỹ sẽ rút khỏi nước này vào cuối năm nay. Và nay ông đã thực hiện được cam kết đó. Tổng thống Barack Obama nói: "chúng ta đang kết thúc một cuộc chiến không phải bằng một trận chiến cuối cùng, mà bằng một cuộc diễu binh cuối cùng trở về quê nhà. Đây là một thành tựu phi thường, được gây dựng trong gần 9 năm".
Cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở Iraq có thể sẽ còn tiếp tục là đề tài nghiên cứu và tranh luận cả ở Mỹ và trên thế giới về hậu quả của nó, song Tổng thống Barack Obama cho rằng, nước Mỹ đã làm tất cả những gì có thể cho Iraq, đã "thành công" và để lại phía sau một nước Iraq "tuy chưa phải là một nơi tuyệt vời", nhưng "có chủ quyền, ổn định và tự lực, với một chính phủ đại diện, do dân bầu ra"; đồng thời hai nước "đang xây dựng một quan hệ đối tác mới".
Nhiều chuyên gia về Trung Đông nhận định, phải mất nhiều năm nữa mới có thể rút ra được bài học lịch sử rõ ràng từ cuộc chiến Iraq. Có điều chắc chắn là lại một lần nữa nước Mỹ phải rút khỏi một cuộc chiến mà họ không giành được chiến thắng.
Trước sự kiện Mỹ chính thức rút quân tại Iraq, ngày 14-12, hàng nghìn người dân Iraq đã đổ xuống đường ở thành phố Falluja, đốt cờ Mỹ và giơ cao những khẩu hiệu ăn mừng việc quân đội Mỹ rút quân khỏi nơi này. Ông Dhabi al-Arsan, Phó Thị trưởng của tỉnh Anbarr cho biết: "Đây là một ngày lịch sử với thành phố Falluja và cần tưởng niệm những người đã hy sinh cho thành phố này." Người dân xuống đường còn mang theo ảnh của những người Falluja đã thiệt mạng do lực lượng Mỹ.
Falluja là một thành phố chính của tỉnh miền Tây Anbar, có dân số khoảng nửa triệu người và chỉ cách thủ đô Baghdad 60km về phía Tây. Đây là nơi xuất hiện đầu tiên những hành vi chống đối lực lượng Mỹ, và đã phải hứng chịu hai đợt tấn công lớn của lực lượng Mỹ trong năm 2004 sau sự kiện 4 nhân viên Mỹ của một hãng an ninh tư nhân bị giết hại ở thành phố này. Đợt tấn công đầu tiên xảy ra tháng 4-2004 nhằm trấn áp các đối tượng nổi dậy người Sunni, song đã thất bại và Falluja trở thành một tụ điểm của Al-Qaeda cùng các đồng minh. Tháng 11 năm đó, lực lượng Mỹ thực hiện đợt tấn công thứ hai, sử dụng cả xe tăng, máy bay chiến đấu..., khiến đợt tấn công này trở thành một trong những cuộc giao tranh dữ dội nhất đối với lực lượng Mỹ, làm 2.000 dân thường Iraq cùng 140 lính Mỹ thiệt mạng. Việc Mỹ rút quân khỏi Falluja là một phần trong đợt rút quân cuối cùng của lực lượng tác chiến Mỹ tại Iraq.
Trước đó, ngày 7-12, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Iraq, ông Martin Kobler đã hoan nghênh việc Mỹ sẽ rút toàn bộ quân khỏi Iraq vào cuối năm nay. Ông nhấn mạnh sự kiện này sẽ là một mốc quan trọng tạo cơ hội để người dân Iraq khẳng định khả năng xây dựng một tương lai mới cho đất nước trong hòa bình, đồng thời củng cố các thành quả dân chủ và phát triển kinh tế.
Về phần mình, Đại sứ Iraq tại Liên hợp quốc, ông Hamid Al-Bayati, cũng khẳng định, Iraq đã đạt được những thành quả to lớn và nổi bật trong các lĩnh vực chính trị và an ninh mặc dù vẫn còn phải đối mặt với những thách thức và trách nhiệm lớn khi Mỹ rút hết quân.
Tuy nhiên, cả quan chức Liên hợp quốc và Iraq đều nhấn mạnh tuy tình hình tại nước này đã có nhiều cải thiện trước khi Mỹ rút quân nhưng không thể đánh giá thấp những thách thức còn ở phía trước, đe dọa an ninh quốc gia. Iraq tiếp tục phải đối mặt với các nhóm khủng bố và đối lập thực hiện các cuộc tấn công khủng bố đe dọa gây bất ổn trong nước. Liên hợp quốc khẳng định cam kết tiếp tục hỗ trợ Iraq bảo đảm an ninh, thúc đẩy nền dân chủ và hòa bình bền vững ở nước này.
Tính đến ngày 14-12, còn khoảng 5.500 lính Mỹ đồn trú tại Iraq. Con số này đã giảm rất nhiều so với 170.000 quân Mỹ có mặt tại nước này vào những lúc cao điểm của cuộc chiến./.
Tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 ở cấp bộ  (15/12/2011)
Canada ra khỏi Nghị định thư Kyoto về khí hậu trái đất  (15/12/2011)
Hai năm triển khai Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển: Thành tựu, hạn chế và các giải pháp  (15/12/2011)
Mười năm đồng euro  (15/12/2011)
Mười năm Trung Quốc tham gia WTO  (15/12/2011)
Không để bị động, bất ngờ - tư tưởng chủ động giữ nước của toàn dân tộc  (15/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên