Mục lục chuyên đề cơ sở số 52 (4-2011)
Trần Quang Dũng - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam học tập và làm theo gương Bác
Hơn bốn năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đã giúp tập thể cán bộ, đảng viên, công nhân viên ngành dầu khí hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng và giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển.
TIÊU ĐIỂM: NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI - NHỮNG VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG
Nguyễn Thị Kim Ngân - Dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại
Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn là mục tiêu mà Đảng ta đặt ra trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn là yêu cầu bức thiết và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Nguyễn Tuấn Khải - Công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất đai - những vấn đề đặt ra cấp bách
Luật Đất đai năm 1993 đã trở thành cơ sở pháp lý đối với việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp. Và đặc biệt sau khi ban hành Luật Đất đai, sửa đổi năm 2003, Chính phủ, các bộ, ngành, các cấp tiếp tục ban hành nhiều văn bản thi hành Luật Đất đai nói chung và quy hoạch sử dụng đất các cấp nói riêng.
Lê Thanh Khuyến - Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai
Cơ chế chính sách quản lý, sử dụng đất đai ngày càng được hoàn thiện, thể chế hóa hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Luật Đất đai năm 2003 đã tạo nên nhiều đổi mới quan trọng, trong đó trọng tâm là hoàn chỉnh 4 công cụ quản lý đất đai gồm: pháp luật, quy hoạch, tài chính và hành chính cho phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN trong hoàn cảnh thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Ban Mai - Vi phạm quản lý đất đai - “muôn hình vạn trạng”
Vi phạm về quản lý đất đai luôn là vấn đề “nóng” trong đời sống xã hội, kéo theo nhiều hệ lụy. Hằng năm, có tới 10 vạn vụ, việc tranh chấp, phản ánh, tố cáo các sai phạm liên quan tới vấn đề trên, chiếm từ 70% tới 80% tổng số các vụ khiếu kiện, tố cáo, tranh chấp. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cần kíp phải giải quyết.
Trần Thu Hường - Luật Đất đai năm 2003 và những vấn đề đặt ra
Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai dự kiến sẽ được trình Quốc hội vào trước tháng 12-2011. Việc sửa đổi Luật là cần thiết để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước trong tình hình hiện nay.
Nguyễn Thế Vịnh - Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai ở cơ sở
Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý nhà nước về đất đai ở cơ sở xã, phường, thị trấn nói riêng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, tạo nguồn tài chính phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, giữ vững an ninh - quốc phòng, bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ.
Đặng Hùng Võ - Đổi mới cách giải quyết khiếu kiện của người thuộc diện thu hồi đất
Thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một quá trình tất yếu để phát triển đất nước thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Quá trình này đòi hỏi phải chuyển một diện tích đáng kể đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Việc chuyển đổi này đã kéo theo hàng loạt vấn đề "nóng" có liên quan đến yếu tố bền vững trong quá trình phát triển. Những vấn đề “nóng” như vậy có biểu hiện cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Hình thức biểu hiện là các khiếu kiện của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Thu Trang - Những bất cập trong việc sử dụng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Trong quá trình đổi mới toàn diện, đất đai là một vấn đề lớn, không chỉ phản ánh mối quan hệ với nguồn nhân lực lao động (“Lao động là Cha - Đất đai là Mẹ”), mà còn với rất nhiều vấn đề phức tạp giữa nông thôn với thành thị, cũng như với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những bất cập nảy sinh trong việc sử dụng đất là điều khó tránh khỏi, song nếu chúng ta không có biện pháp giải quyết triệt để, lâu dài sẽ trở thành những rào cản lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước...
Nguyễn Huy Nga - CLTS: một mô hình thay đổi thói quen vệ sinh hiệu quả trong cộng đồng
Thay đổi hành vi vệ sinh là một hợp phần quan trọng của Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, qua đó nhằm cải thiện môi trường sống, phòng chống các dịch bệnh và bảo đảm sức khỏe của người dân, nhất là người dân nông thôn. Thay đổi hành vi trên được thực hiện bằng các mô hình cụ thể, trong đó tiêu biểu và hiệu quả là mô hình “Vệ sinh môi trường tổng thể do cộng đồng tự quản” (CLTS)
GƯƠNG MẶT TIÊU BIỂU, XUẤT SẮC THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Nguyễn Văn Tiến - Trường Trung cấp kỹ thuật Tăng - Thiết giáp phát huy truyền thống “đã ra quân là đánh thắng”
Mỹ Hà - Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở Thanh Hóa
Tại Thanh Hóa, công tác chuẩn bị cho tổng kết thi hành Luật Đất đai theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân tỉnh hiện đang được thực thi rất khẩn trương, nghiêm túc và hiệu quả.
Đỗ Minh Hải - Quản lý và sử dụng đất đai ở tỉnh Quảng Ngãi
Vấn đề lập quy hoạch, sử dụng đất đai có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý, sử dụng đất không chỉ ở giai đoạn trước mắt mà là một hoạt động chiến lược quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước nêu rõ trong Hiến pháp và Luật Đất đai. Công tác quy hoạch, sử dụng đất nhằm xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, là căn cứ để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huy Tuấn - Đào tạo nguồn nhân lực ngành tài nguyên môi trường ở Nghệ An
Tài nguyên và môi trường là những lĩnh vực có tính phức tạp, nhạy cảm liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, tổ chức; có tác động lớn đến bảo đảm an ninh, quốc phòng, sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, Nghệ An xem vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cơ sở là yếu tố cơ bản cho phát triển nhanh và bền vững.
Phạm Hiệp - Sinh kế bền vững gì cho người dân thuộc diện thu hồi đất ở công trình thủy điện Sông Tranh 2?
Sinh kế của người dân chủ yếu dựa trên các nguồn lực quan trọng như đất đai, lao động và các phương tiện có sẵn để tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm và thu nhập. Khi người dân phải di dời khỏi nơi ở cũ lâu đời, trước hết, họ đã mất đi một trong những nguồn lực quan trọng nhất, đó là đất đai được khai phá và canh tác từ nhiều thế hệ.
Việc ưu tiên tạo ra sinh kế bền vững cho các cộng đồng tái định cư dành đất cho thủy điện bảo đảm “nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chính sách của Nhà nước là việc không dễ dàng.
Đặng Phú Thâu - Chấn chỉnh tình trạng lãng phí đất đai ở đồng bằng sông Cửu Long
Phong trào đô thị hóa tràn lan, kém hiệu quả diễn ra những năm gần đây ở nhiều địa phương không chỉ thể hiện sự yếu kém trong công tác quy hoạch, quản lý đất đai mà còn tạo ra hệ lụy là rất nhiều vùng đất nông nghiệp trở thành đất hoang hóa; nhiều hộ nông dân gặp khó khăn trong cuộc sống vì quy hoạch "treo", dự án "treo". Tình trạng này cũng đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước.
Hưng Việt Nam - Khai Quang - nơi ý đảng trong lòng dân
Việc thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng nguồn thu từ đất, là phương châm và biện pháp của Vĩnh Phúc và trên thực tế Vĩnh Phúc đã làm tốt công tác này mà khu công nghiệp Khai Quang - nơi hội tụ ý Đảng giữa lòng Dân - là một điểm sáng.
Dương Trí Nam - Xã hội hóa công tác y tế qua câu lạc bộ sức khỏe tại Thanh Sơn, Phú Thọ
Mô hình Câu lạc bộ Sức khỏe cộng đồng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, là một trong những cách tiếp cận mới và sáng tạo nhằm mục đích giúp người dân nông thôn nơi đây cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và công tác phòng chống dịch bệnh.
Nguyễn Thị Hoa - Kinh nghiệm quản lý đất đai ở Xin-ga-po
Trải qua một chặng đường phát triển hơn 50 năm, Xin-ga-po ngày nay đã trở thành một trong những quốc gia phát triển năng động nhất châu á và thế giới. Những bước tiến kỳ diệu này là kết quả của tầm nhìn chiến lược đúng đắn, những chính sách phù hợp trong quy hoạch, sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển đô thị của "đảo quốc Sư tử".
K.T.B - “Nghìn lẻ một đêm” chuyện... quản lý đất đai
Chuyện quy hoạch và quản lý đất đai luôn là một vấn đề “nóng từng... cen-ti-met”.
*** Một số vấn đề trong công tác quản lý đất đai
Lời Bộ Biên tập: Nhằm đáp ứng yêu cầu của bạn đọc về một số vấn đề trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, Tạp chí Cộng sản - Chuyên đề cơ sở xin trao đổi về một số nội dung chủ yếu chung quanh vấn đề này.
Ứng dụng, chuyển giao thành tựu khoa học - công nghệ trong nông, lâm nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên  (18/05/2011)
Tố cáo tham nhũng sẽ được xét thưởng mức cao nhất là Huân chương Dũng cảm với tiền thưởng gần 25 triệu đồng  (18/05/2011)
Thủ tướng Chính phủ phát động thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng  (18/05/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay