Tìm người “an ủi”
TCCSĐT - Từ ngày 11 đến ngày 14-5-2011,
Thủ tướng Pa-ki-xtan Y-u-xup Ra-da
Gi-la-ni (Yusuf Raza Gilani), thăm chính thức Nga theo lời mời của Tổng thống
Nga Đ.Met-vê-đep nhằm thảo luận về những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực
trong quan hệ song phương. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa
Mỹ và Pa-ki-xtan rạn
nứt tới mức báo động và vì thế được dư luận nhìn nhận như là động thái để được
người láng giềng xa “an ủi” sau khi bị đồng minh chiến lược Mỹ quá coi thường
trong vụ tiêu diệt trùm khủng bố Ô-xa-ma Bin La-đen ngày 1-5-2011.
Quan hệ đồng minh rạn nứt tới mức báo động
Kể từ
ngày 1-5-2011, khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ bí mật và đơn phương ngang nhiên xâm
phạm lãnh thổ Pa-ki-xtan để thực hiện chiến dịch
tiến công tiêu diệt trùm khủng bố Ô-xa-ma Bin La-đen tại thành phố A-bô-ta-bat
(Abbottabad) cách không xa thủ đô I-xla-ma-bat, mối quan hệ đồng minh trong
cuộc chiến chống khủng bố giữa Mỹ và Pa-ki-xtan vốn đã tiềm ẩn dấu hiệu không
tin cậy lẫn nhau từ trước đó thì nay đang đứng trước nguy cơ rạn nứt tới mức khó
hàn gắn.
Trong khi Tổng thống Mỹ Ba-răc Ô-ba-ma
đưa ra lời tuyên bố: trên lãnh thổ Pa-ki-xtan có các lực lượng ủng hộ Ô-xa-ma
Bin La-đen và đề nghị I-xla-ma-bat điều tra xem liệu có quan chức nào trong
chính phủ Pa-ki-xtan có liên quan tới trùm mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” hay không, thì một số nghị sỹ Mỹ lại
liên tục đặt vấn đề và đề nghị phía Pa-ki-xtan trả lời câu hỏi tại sao trùm
khủng bố Ô-xa-ma Bin La-đen sống tại nước này trong hơn 5 năm qua mà lực lượng tình
báo của Pa-ki-xtan không hề biết gì, hoặc liệu I-xla-ma-bat có che chở cho hắn
hay không? Thậm chí, Quốc hội Mỹ đang xem xét cắt 1,3 tỉ USD viện trợ hàng năm
cho Pa-ki-xtan theo kênh hợp tác chống khủng bố nếu Pa-ki-xtan không giải thích
rõ mọi chuyện.
Không chịu
bị “đồng minh lớn” coi thường, Thủ tướng Gi-la-ni lên án Mỹ vi phạm chủ quyền
của Pa-ki-xtan khi tiến hành chiến dịch tiêu diệt Ô-xa-ma Bin La-đen mà không
được phép của I-xla-ma-bát. Theo ông Gi-la-ni, việc Mỹ vi phạm chủ quyền lãnh
thổ Pa-ki-xtan đã làm suy giảm mối quan hệ hợp tác tình báo và quốc phòng giữa
hai nước trong cuộc chiến chống khủng bố. Còn Tư
lệnh không quân Pa-ki-xtan, Tướng Rao Ca-mac Xu-lê-man (Rao Qamar Suleman), thì
tuyên bố, trong tương lai sẽ không cho phép máy bay nước ngoài vi phạm không
phận nước này, thậm chí không quân Pa-ki-xtan có thể bắn hạ các máy bay không
người lái của Mỹ trong trường hợp cần thiết. Theo số liệu của Cục Tình báo
trung ương Mỹ, chỉ tính riêng năm 2010, các máy bay không người lái của Mỹ đã
hoàn thành 100 vụ tiến công vào các mục tiệu trên khu vực tây bắc Pa-ki-xtan.
Tình hình này gây phản ứng dữ dội từ phía dân thường và tạo điều kiện cho các
thế lực hồi giáo cực đoan cáo buộc nhà cầm quyền Pa-ki-xtan tiếp tay cho Mỹ.
Tuyên bố
của phía Mỹ chứng tỏ, Oa-sinh-tơn đã không tin tưởng và không tôn trọng đồng
minh chiến lược I-xla-ma-bat trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Còn cách ứng xử của Pa-ki-xtan cũng chứng tỏ,
do bị Mỹ coi thường, họ sẽ có hành động đáp trả đích đáng để chứng tỏ cho Mỹ
biết rằng đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương không có quyền chà đạp lên chủ
quyền quốc gia của nước khác với danh nghĩa “chống khủng bố”.
Chuyến
thăm không chỉ để được
“an ủi” trong cơn “hoạn nạn”
Trong
chuyến thăm Nga lần này của Thủ tướng Pa-ki-xtan Y-u-xup
Ra-da Gi-la-ni, nội dung các cuộc đàm phán với người đồng cấp Nga xoay quanh
những vấn đề hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh trong khu
vực, qua đó phía Pa-ki-xtan hy vọng sẽ nhận được sự “an ủi” phần nào từ
Mat-xcơ-va vốn cũng đang bị Oa-sinh-tơn gây sức ép từ nhiều phía mặc dù trên
lời nói Mỹ luôn luôn tuyên bố “tái khởi động” quan hệ với Nga.
Vì sao
Thủ tướng Pa-ki-xtan Y-u-xup Ra-da Gi-la-ni mong
nhận được “lời an ủi” từ phía Nga trong bối cảnh Pa-ki-xtan bị Mỹ coi thường
trong chiến dịch tiêu diệt Ô-xa-ma Bin La-đen?
Trước hết,
có thể thấy, các phương tiện thông tin đại chúng chủ chốt ở Nga đưa tin khá đầy
đủ, toàn diện và khách quan về sự kiện Ô-xa-ma Bin La-đen bị Mỹ tiêu diệt. Nói
chung, qua các phương tiện thông tin đại chúng ở Nga, dư luận có thể có được
cái nhìn toàn cảnh, khách quan, qua đó thấy rõ cách giải thích của Mỹ về diễn
biến thực tế liên quan tới sự kiện này là mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất như
nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh. Các phương tiện thông tin
chính thức ở Nga còn đưa lại nội dung bài bình luận gây tiếng vang của
nhà lãnh đạo Cu-ba Phi-đen Ca-xtrô công bố ngay sau khi Ô-xa-ma Bin La-đen bị
Mỹ tiêu diệt. Theo nhà lãnh đạo Cu-ba, thế giới hồi giáo coi chiến dịch của Mỹ
tiêu diệt “tên khủng bố số 1” là một hành động hèn hạ và không minh bạch. Vì
thế, nhà lãnh đạo Cu-ba chia sẻ sự cảm thông với Pa-ki-xtan khi ông viết:
"Việc Mỹ tiến công A-bô-ta-bat để tiêu diệt Bin La-đen là hành động vi
phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia của Pa-ki-xtan và xâm phạm truyền thống
của quốc gia Hồi giáo. Dù Bin-la-đen có phạm tội như thế nào đi nữa thì việc
giết hại một người không có vũ khí trước mặt các thành viên trong gia đình y là
một hành động hèn hạ”.
Mục đích
chính trong chuyến thăm Thủ tướng Pa-ki-xtan Gi-la-ni là nhằm thảo luận với
người đồng cấp Nga về những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực trong quan hệ
song phương. Phía Pa-ki-xtan đặc biệt quan tâm đến sự phát triển quan hệ thương
mại - kinh tế và hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao. Không phải ngẫu nhiên mà
trong chương trình của chuyến thăm này có nội dung tới thăm thành phố Xanh
Pê-tec-bua, thành phố lớn thứ hai ở Nga và là một trong những trung tâm tài
chính và kinh tế lớn của thế giới. Các bên còn thảo luận về sự hợp tác trong
lĩnh vực duy trì hoà bình, ổn định và an ninh trong khu vực; thảo luận về triển
vọng hợp tác kỹ thuật quân sự trong điều kiện hợp tác quân sự giữa Mỹ và Pa-ki-xtan
đang ngày càng xấu đi. Ngoài ra, hai bên còn thảo luận về khả năng Pa-ki-xtan
cho phép Nga thuê căn cứ hải quân trên bờ biển Ấn Độ Dương. Pa-ki-xtan còn hy
vọng Nga sẽ giúp đỡ họ hiện đại hoá Hải quân.
Còn Mat-xcơ-va,
ngoài các nội dung tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, công nghệ và quân sự
với Pa-ki-xtan, còn trông đợi ít nhất ba điều trong chuyến thăm Nga lần này của
Tổng thống Pa-ki-xtan.
Một
là, Mat-xcơ-va muốn
thâm nhập sâu hơn vào bản chất các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Pa-ki-xtan về giai
đoạn kết thúc chiến dịch quân sự ở Ap-ga-ni-xtan. Nga tính đến một thực tế là
việc Bin La-đen bị giết hại sẽ đẩy nhanh tiến trình hòa bình ở Ap-ga-ni-xtan và
tạo điều kiện cho Tổng thống Mỹ Ba-răc Ô-ba-ma có quyền tự do hành động trong
việc cắt giảm quân số ở Ap-ga-ni-xtan vào tháng 7-2011. Dĩ nhiên, Nga lo ngại
về những hậu quả từ cục diện chiến cuộc ở Ap-ga-ni-xtan có thể gây ra đối với
nền an ninh ở khu vực Trung Á. Nga lo ngại về kế hoạch rút quân sắp tới của
NATO khỏi Ap-ga-ni-xtan vào năm 2014 sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực, tạo điều
kiện cho các lực lượng hồi giáo cực đoan đang tiến hành cuộc chiến tranh chống
Mỹ sẽ thâm nhập vào Trung Á. Sau 20 năm kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Mat-xcơ-va
vẫn coi Trung Á là một khu vực có lợi ích chiến lược và luôn lo ngại rằng trong
khu vực nhiều tài nguyên dầu mỏ và khí đốt này với đa số là người dân hồi giáo
có thể bùng phát bạo lực và buôn lậu ma túy.
Hai
là, Nga đang chú ý
quan sát áp lực ngoại giao và chính trị ngày càng mạnh mẽ từ phía Mỹ đối với
Tổng thống Ap-ga-ni-xtan Ha-mi Ca-dai để ông ta đồng ý xác nhận Quy chế của các
lực lượng vũ trang Mỹ hiện diện lâu dài ở khu vực này. Vì thế, trong thời gian
gần đây, Nga nhận thấy cần phải tái cấu trúc và tăng cường khả năng chính trị
và quân sự của Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể dưới sự bảo trợ của Mat-xcơ-va
như là một liên minh nhằm đối trọng với NATO, trong đó không loại trừ khả năng
sẽ kết nạp Pa-ki-xtan vào tổ chức này.
Ba
là, Nga cũng không
loại trừ khả năng Mỹ sẽ gia tăng ảnh hưởng của họ và NATO ở khu vực Trung Á sau
khi kết thúc chiến dịch ở Ap-ga-ni-xtan thông qua việc áp dụng “công nghệ bạo
động chính trị” từ châu Phi và Trung Đông sang các vùng thảo nguyên Trung Á. Để
thực hiện chủ trương này, Mỹ có thể lợi dụng các mâu thuẫn về chính trị và xã
hội vốn có ở các nước trong khu vực này để tiến hành các cuộc “cách mạng đường
phố” để thay đổi chế độ cầm quyền, tạo điều kiện thuận lợi để Mỹ thực hiện chiến
lược địa - chính trị trong cái gọi là “bàn cờ lớn ở Trung Á”./.
Đồng chí Đinh Thế Huynh làm việc với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc triển khai học tập, quán triệt, Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng  (16/05/2011)
“Đồng chí Phùng Chí Kiên với cách mạng Việt Nam”  (16/05/2011)
Hội thảo đồng thuận dự án can thiệp sức khỏe nam giới  (16/05/2011)
IMF dự báo kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng vững chắc  (16/05/2011)
Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với con đường giải phóng dân tộc  (16/05/2011)
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay