Xuất khẩu đặt mục tiêu đạt 58 tỉ USD
Phát biểu tại hội nghị ngày 19-12-2007 về kế hoạch xuất khẩu năm 2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các bộ, ngành liên quan và các doanh nghiệp phải coi phát triển xuất khẩu bền vững và cải thiện cán cân thương mại là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2008 và những năm tiếp theo.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao những thành tựu mà xuất khẩu đã đạt được trong năm qua và coi đây là động lực mạnh mẽ mở ra cơ hội tăng trưởng nhanh kim ngạch xuất khẩu năm 2008.
Để thực hiện tốt kế hoạch xuất khẩu năm 2008, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến việc tiếp tục hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường, tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh hơn nữa đối với cộng động doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, cũng như các giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội ngành hàng.
Về phía cơ quan chủ quản, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nhận định, bên cạnh những nguồn vốn huy động gia tăng và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thời gian qua, vị trí và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện trong nhiều lĩnh vực là nhân tố quan trọng trực tiếp tác động đến khả năng sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Báo cáo Kế hoạch phát triển xuất khẩu năm 2008 của Bộ Công Thương đặt mục tiêu tạo bước đột phá trong lĩnh vực xuất khẩu với chỉ tiêu kim ngạch đạt trên 58 tỉ USD, tăng 20 - 22% so với năm 2007.
Về cơ cấu xuất khẩu, Bộ chủ trương tập trung nâng cao chất lượng để tăng giá trị hàng xuất khẩu với các mặt hàng truyền thống; mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, giải quyết nhiều lao động như dệt may, giày dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử; các mặt hàng sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, thực phẩm chế biến, dịch vụ phần mềm.
Trên cơ sở đó, những nhóm hàng được dự báo tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2008 là dầu thô, dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, gạo, cà phê, cao su, nhóm các sản phẩm cơ khí. Đặc biệt, thủ công mỹ nghệ, dây điện và cáp điện được dự báo sẽ bổ sung vào danh sách các thành viên của “Câu lạc bộ 1 tỉ USD”.
Về thị trường, theo Bộ Công Thương, các thị trường chủ lực năm 2008 sẽ vẫn là Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Ôxtrâylia. Ngoài ra, các thị trường khác cũng sẽ được tiếp tục khai thác là Nga, Trung Đông, Mỹ La - tinh và châu Phi. Trong số này, khu vực châu Phi và Tây Nam Á dự báo sẽ có mức tăng cao, khoảng 54% so với năm 2007, đạt khoảng 2,8 tỉ USD do khu vực này có chính sách thương mại tương đối ổn định và có nhiều thuận lợi đối với hàng Việt Nam.
Cũng tại hội nghị, Bộ Công Thương đã công bố kết quả xuất khẩu năm 2007 với con số ấn tượng 48 tỉ USD, tăng 20,5% so với năm ngoái, vượt trên 3% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra.
Kim ngạch của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm xấp xỉ 57% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 27,3 tỉ USD, tăng 18,6% so với năm 2006; khu vực doanh nghiệp trong nước tăng trên 23%.
Kết thúc năm 2007, đã có 10 mặt hàng và nhóm mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD là thủy sản, gạo, cà phê, cao su, dầu thô, dệt may, giày dép, điện và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí. Trong đó, ngoài 4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản đều đạt trên 3 tỉ USD, hai mặt hàng điện tử và sản phẩm gỗ cũng đã đạt trên 2 tỉ USD. Một số nông sản chủ lực cũng đã thắng lớn trong năm 2007 do những lợi thế về giá trên thị trường thế giới.
Xuất khẩu đặt mục tiêu đạt 58 tỉ USD  (21/12/2007)
19 tỉ USD vốn FDI vào Việt Nam năm 2007  (21/12/2007)
Một số giải pháp cơ bản bảo đảm an ninh, trật tự ở các khu kinh tế, khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  (20/12/2007)
Cần đặt công tác quản lý cán bộ đúng tầm  (20/12/2007)
Thành tựu thu hút FDI là điểm sáng của kinh tế Việt Nam  (19/12/2007)
Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư 3,5 tỉ USD cho công nghiệp trọng điểm  (19/12/2007)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên