Hà Nội phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 9,5 đến 10%
07:52, ngày 21-12-2008
Ngày 20-12, Thường trực Thành ủy, HÐND và UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban quý IV, giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách năm 2009 và bàn giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2009. Ðồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì.
Năm 2009, Hà Nội đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP từ 9,5 đến 10%, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 20%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 18 đến 20%, tạo việc làm mới cho 126 nghìn lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 14%, xây mới 2,5 triệu m2 nhà ở...
Thành phố sẽ dành 220 tỉ đồng đầu tư củng cố hệ thống đê điều, 88 tỷ đồng cho sửa chữa hệ thống thủy lợi, 115 tỉ đồng cho chỉnh trang đô thị...
Ngân sách thành phố chuyển 2.500 tỉ đồng xuống cho các quận, huyện, trong đó các huyện thuộc Hà Tây (cũ) là 1.405 tỉ đồng. Các giải pháp được đề ra là tiếp tục thống nhất các cơ chế, chính sách trong quản lý, điều hành, triển khai đồng bộ công tác phân cấp quản lý kinh tế - xã hội gắn với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chính sách, vốn... cho doanh nghiệp, coi trọng công tác dự báo, duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp đi đôi với nâng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.
Ưu tiên dành các nguồn lực nhà nước và xã hội để phát triển nông nghiệp và nông thôn ngoại thành. Tăng cường công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị, quan tâm cải thiện chất lượng môi trường. Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc...
Ðồng chí Phạm Quang Nghị phát biểu ý kiến, nhấn mạnh: Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 15 của QH về mở rộng địa giới hành chính, đặc biệt coi trọng việc sắp xếp, luân chuyển cán bộ nhằm tăng cường năng lực, chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước. Phải tích cực cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, kích cầu đầu tư, tranh thủ thời cơ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển hạ tầng.
Cùng với việc thực hiện có hiệu quả chín chương trình công tác, năm nhiệm vụ trọng tâm và hai khâu đột phá là cải cách hành chính và công tác cán bộ, đồng chí Phạm Quang Nghị giao nhiệm vụ cho các sở, ngành phấn đấu trong năm 2009, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của thủ đô Hà Nội phải vượt lên ít nhất là 10 bậc (năm 2008, chỉ số này của Hà Nội xếp thứ 31). Tập trung cao độ cả về lãnh đạo, chỉ đạo và các nguồn lực hoàn thành các công trình, dự án kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng, khuyến khích huy động sự đóng góp của xã hội. Ðổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo hướng quyết liệt, chủ động, sáng tạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, khuyến khích tinh thần dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của thành phố và đất nước. Giải quyết công việc có trọng tâm, trọng điểm, coi trọng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, giữa thành phố với các bộ, ban, ngành của Trung ương.
Ðồng chí Phạm Quang Nghị cũng yêu cầu các cấp, các ngành phải chăm lo cho nhân dân Thủ đô đón năm mới 2009 và Tết Nguyên đán Kỷ Sửu vui tươi, an toàn, tiết kiệm. Nhất là, trong dịp Tết Nguyên đán, địa phương nào để xảy ra tình trạng sản xuất, buôn bán, tàng trữ và đốt pháo, cán bộ nơi đó phải chịu trách nhiệm./.
Gặp mặt các chiến sĩ cách mạng bị tù đày tại nhà lao Hỏa Lò  (20/12/2008)
Mỹ công bố gói cứu trợ 17,4 tỉ USD cho ngành ôtô  (20/12/2008)
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam và Trung Quốc*  (20/12/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên