Luật sư Mỹ: Quyết định của Tòa Phúc thẩm là sai trái
Ngày 6-10, Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (VAVA) đã chính thức nộp đơn thỉnh cầu lên Tòa án Tối cao Mỹ đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án Phúc thẩm trong vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam đối với các công ty hóa chất Mỹ.
Trả lời phóng viên TTXVN tại Oa-sinh-tơn, Luật sư Mỹ Giôn-na-than Mo (Jonathan Moore),đại diện cho bên nguyên trong vụ kiện, khẳng định phán quyết của Tòa án Phúc thẩm liên bang ở Niu Oóc bác đơn kiện của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam đối với các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất ra chất diệt cỏ có chứa đi-ô-xin được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là một quyết định sai trái.
Luật sư Mo cho biết, đơn thỉnh cầu của VAVA gồm 40 trang, trong đó nêu rõ các phán quyết của Tòa Sơ thẩm và Tòa Phúc thẩm Mỹ là trái với các thủ tục pháp lý của Mỹ từ trước tới nay. Theo luật sư, đơn thỉnh cầu cũng nêu rõ các phán quyết của Tòa Sơ thẩm và Tòa Phúc thẩm Mỹ đã cố tình phủ nhận các tác hại của chất độc điôxin khi cho rằng các hóa chất do công ty Mỹ sản xuất chỉ là các chất diệt cỏ, không phải là chất độc hại đối với con người.
Đơn thỉnh cầu của VAVA cũng xác định rõ việc sử dụng chất da cam có chứa hàng lượng cao chất độc đi-ô-xin là vi phạm luật quốc tế cấm sử dụng chất độc chống lại con người.
Giáo sư Ngô Thanh Nhàn, điều phối viên Tổ chức Chiến dịch Cứu trợ và Trách nhiệm với các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam (VAORRC), cho biết khi đệ đơn thỉnh cầu lên Tòa án Tối cao Mỹ, VAVA đã phải cân nhắc tới một số vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của luật quốc tế đối với luật pháp nước Mỹ, đồng thời trên cơ sở xem xét phán quyết của Tòa Phúc thẩm có đúng luật quốc tế hay không và có hợp với vụ kiện hay không.
Giáo sư Nhàn tỏ ý lạc quan về triển vọng đơn thỉnh cầu được Tòa án Tối cao Mỹ chấp thuận. Giáo sư cho biết vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam đã ngày càng thu hút sự chú ý của dư luận và báo giới Mỹ. Các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam và những người dân Mỹ tiến bộ đã phát động một cuộc vận động để ủng hộ vụ kiện này của các nạn nhân Việt Nam.
Trả lời báo chí Mỹ ngay trước thềm Tòa án Tối cao Mỹ ở thủ đô Washington sau khi nộp đơn thỉnh cầu, bà Đặng Hồng Nhựt, một thành viên của đoàn nạn nhân, khẳng định mục đích chuyến đi của đoàn lần này là nhằm đòi lại công lý cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin. Bà kêu gọi Tòa án Tối cao Mỹ xem xét lại phán quyết của Tòa Phúc thẩm để trả lại công bằng cho các nạn nhân. Bà Đặng Hồng Nhựt, 72 tuổi, là người bị nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin trong thời gian chiến tranh, từng bị sảy thai nhiều lần, sinh con dị tật và đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư.
Bà Rét-nơ, đồng điều phối viên VAORRC, cho biết đơn thỉnh cầu, theo thủ tục pháp lý của Mỹ, là một bước đi quan trọng trước khi bên nguyên nộp đơn kháng cáo. Trong tổng số các đơn thỉnh cầu nộp lên Tòa án Tối cao Mỹ chỉ có 8-10% số đơn được chấp thuận và chủ yếu liên quan đến các vấn đề chính trị, pháp lý của Mỹ.
Theo Luật sư Lưu Văn Đạt, Ủy viên Ban chấp hành VAVA, trong trường hợp Tòa án Tối cao Mỹ không chấp thuận đơn thỉnh cầu này, các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam vẫn có thể tiếp tục vụ kiện ở các tòa án thuộc 11 khu vực khác nhau của Mỹ, bởi bác bỏ của Tòa án Tối cao Mỹ chỉ có giá trị pháp lý trong khu vực số 2 - nơi VAVA đang đệ đơn kiện.
Theo VAVA, trong thời gian 10 năm (1961-1971), quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất khai quang diệt cỏ, trong đó có gần 400 kg chất đi-ô-xin. Khoảng 4,8 triệu người dân Việt Nam đã bị phơi nhiễm đi-ô-xin, trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam./.
Mỹ tiếp tục nỗ lực giải quyết khủng hoảng tài chính  (07/10/2008)
Một chữ trong nghị quyết!  (07/10/2008)
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản hợp sức đối phó khủng hoảng tài chính  (07/10/2008)
Trung Đông sẽ là thị trường xuất khẩu trọng điểm  (07/10/2008)
3.200 tỉ đồng xây trụ sở cấp xã, phường  (07/10/2008)
Thành phố Hồ Chí Minh: Số hộ nghèo chỉ còn chiếm 0,93%  (07/10/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên