Bệnh tay, chân, miệng và cách phòng cho trẻ
21:52, ngày 03-10-2018
TCCSĐT - Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhiễm trùng do vi rút coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các vi rút này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người qua việc tiếp xúc thông thường. Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh.
Trong thực tế là những trẻ lớn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh tay, chân, miệng. Mùa xuân, mùa hè và mùa thu là ba thời điểm mà trẻ em cũng như người lớn rất dễ mắc bệnh.
Bệnh tay chân miệng không gây hại, không cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu và tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu các biến chứng xuất hiện mà không được điều trị đúng, người bệnh có nguy cơ cao bị viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.
Các triệu chứng bệnh tay, chân, miệng
Ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em có các đặc trưng như bệnh cúm. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38-39 độ C). Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 - 2 tuần.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh chân tay miệng sẽ khó xác định nếu con bạn chỉ bị nổi bóng nước trong miệng hoặc cổ họng. Do còn quá nhỏ nên con không thể nói cho bạn biết rằng con bị đau họng. Do đó nếu thấy trẻ sốt và có dấu hiệu ngừng ăn hoặc uống hoặc không muốn ăn hoặc uống thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Khi bị chân tay miệng, ngoài các dấu hiệu kể trên như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, trẻ còn có các dấu hiệu sau: Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ, bồn chồn; Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn, có thể hay giật mình; Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếng vì đau họng; Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.
Lưu ý là sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh trẻ sẽ không bị bệnh ngay mà phải mất khoảng từ 3 đến 6 ngày các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mới xuất hiện. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể không có dấu hiệu của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều đó thường khiến bạn chủ quan. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Dấu hiệu bệnh nặng
Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15 - 20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15 - 20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.
Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày: Cả người lớn và trẻ em cần thực hiện hành vi vệ sinh này thường xuyên, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Hãy ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải bảo đảm được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); bảo đảm sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ tiếp xúc: Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Cách ly với người mắc bệnh: Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nhiều người khi con có dấu hiệu mắc bệnh vẫn cố đưa trẻ đến lớp vì rất nhiều lý do, không có người trông, con đã đỡ để đưa trẻ đến trường. Trong khi đó, tay chân miệng rất dễ lây lan, là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca mắc tay chân miệng trong trường học. Bởi tay chân miệng lây qua dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, rồi phân của trẻ mắc bệnh khi không được vệ sinh đúng cách, dính vào tay chưa được rửa vệ sinh rồi lại cầm nắm đồ vật, chăm người khác khiến bệnh dễ ràng lây lan.
Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ: Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất./.
Bệnh tay chân miệng không gây hại, không cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu và tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu các biến chứng xuất hiện mà không được điều trị đúng, người bệnh có nguy cơ cao bị viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.
Các triệu chứng bệnh tay, chân, miệng
Ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em có các đặc trưng như bệnh cúm. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38-39 độ C). Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 - 2 tuần.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh chân tay miệng sẽ khó xác định nếu con bạn chỉ bị nổi bóng nước trong miệng hoặc cổ họng. Do còn quá nhỏ nên con không thể nói cho bạn biết rằng con bị đau họng. Do đó nếu thấy trẻ sốt và có dấu hiệu ngừng ăn hoặc uống hoặc không muốn ăn hoặc uống thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.
Khi bị chân tay miệng, ngoài các dấu hiệu kể trên như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, trẻ còn có các dấu hiệu sau: Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ, bồn chồn; Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn, có thể hay giật mình; Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếng vì đau họng; Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.
Lưu ý là sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh trẻ sẽ không bị bệnh ngay mà phải mất khoảng từ 3 đến 6 ngày các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mới xuất hiện. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể không có dấu hiệu của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều đó thường khiến bạn chủ quan. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Dấu hiệu bệnh nặng
Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15 - 20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15 - 20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.
Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày: Cả người lớn và trẻ em cần thực hiện hành vi vệ sinh này thường xuyên, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Hãy ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải bảo đảm được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); bảo đảm sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ tiếp xúc: Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Cách ly với người mắc bệnh: Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nhiều người khi con có dấu hiệu mắc bệnh vẫn cố đưa trẻ đến lớp vì rất nhiều lý do, không có người trông, con đã đỡ để đưa trẻ đến trường. Trong khi đó, tay chân miệng rất dễ lây lan, là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca mắc tay chân miệng trong trường học. Bởi tay chân miệng lây qua dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, rồi phân của trẻ mắc bệnh khi không được vệ sinh đúng cách, dính vào tay chưa được rửa vệ sinh rồi lại cầm nắm đồ vật, chăm người khác khiến bệnh dễ ràng lây lan.
Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ: Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất./.
Tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài thành công tại Việt Nam  (03/10/2018)
Cấp chứng chỉ cho hơn 1 triệu hécta rừng sản xuất, phòng hộ  (03/10/2018)
Hội nghị Trung ương 8: Thảo luận sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội  (03/10/2018)
Điện mừng Quốc khánh lần thứ 28 Cộng hòa Liên bang Đức  (03/10/2018)
Thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước  (03/10/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 24 đến 30-9-2018)  (03/10/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên