Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 24 đến 30-9-2018)
21:47, ngày 03-10-2018
TCCSĐT - Quốc hội Mỹ ngày 26-9 đã thông qua gói chi tiêu lớn, giúp chính phủ liên bang không bị đóng cửa vào ngày 30-9 và tiếp tục hoạt động đến ngày 7-12.
Thủ tướng mời gọi các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam
Sáng 27-9 (theo giờ địa phương, tức tối cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại thành phố New York, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc tọa đàm về thu hút đầu tư tại Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp 4.0 với hơn 40 doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu Hoa Kỳ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, bán lẻ, logistics, thực phẩm, đồ uống, năng lượng, xây dựng...
Buổi tọa đàm do Hội đồng kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế (BCIU) của Hoa Kỳ và Công ty FPT Việt Nam phối hợp tổ chức, năm trong Trong khuôn khổ chuyến tham dự phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ những ấn tượng tốt đẹp được gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ đang triển khai nhiều dự án kinh doanh đa dạng tại Việt Nam. Thủ tướng bày tỏ mong muốn lắng nghe những nguyện vọng, phản ánh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng như sẵn sàng trả lời các câu hỏi, thắc mắc của các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án, chương trình hợp tác kinh doanh của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Nhấn mạnh đến tiềm năng rất lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam - một trong những thị trường tăng trưởng cao nhất thế giới, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Hoa Kỳ trao đổi kỹ những vấn đề còn bất cập, cần có sự hỗ trợ, ủng hộ và tạo điều kiện từ phía Chính phủ, nhất là về cơ chế, chính sách.
Vui mừng vì các nhà đầu tư Hoa Kỳ đều có mong muốn mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn ủng hộ các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam, nhất là việc tận dụng những tiềm năng lợi thế về công nghệ, lực lượng lao động sẵn có của một thị trường Việt Nam giàu tiềm năng cùng nhiều thuận lợi khác về thể chế.
Nhấn mạnh đến ý tưởng và sáng kiến - những yếu tố quan trọng hàng đầu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư Hoa Kỳ đóng góp những ý tưởng đối với tiến trình phát triển của Việt Nam trên mọi lĩnh vực như ý tưởng 4.0 trong nông nghiệp, y tế, giáo dục…
Kêu gọi các doanh nghiệp Hoa Kỳ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ mong muốn tại buổi tọa đàm, các nhà đầu tư chia sẻ về quan điểm, phương thức, đề xuất những giải pháp để Việt Nam tận dụng tốt ưu thế cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là việc khắc phục những nguy cơ đe dọa đến giảm việc làm hoặc nguy cơ tụt hậu.
Tại buổi tọa đàm, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đều bày tỏ lạc quan về cơ hội và triển vọng đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, trong đó có nhiều nhà đầu tư đã có mặt ở Việt Nam hàng thập kỷ. Đặc biệt, các nhà đầu tư tin tưởng vào sự quyết liệt trong điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ đối với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, nền kinh tế số... ở Việt Nam.
Ông Bernerd Da Santos, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn AES Corporation, một trong 200 doanh nghiệp năng lượng có doanh thu lớn nhất toàn cầu, cho biết, Tập đoàn mong muốn tham gia vào quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.
Giới thiệu về quá trình đầu tư ở Việt Nam 10 năm trước trong lĩnh vực phát điện với tổng vốn đầu tư là 2 tỷ USD, ông Bernerd Da Santos nhận định, có nhiều cơ hội cho các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, khí và khí hóa lỏng.
Ông Bernerd Da Santos cũng chia sẻ quan điểm đánh giá cao thành tựu phát triển nhanh của Việt Nam 30 năm qua và cho rằng, kết quả này có được nhờ những nỗ lực và quyết tâm cải cách kinh tế. Đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, không ngừng đổi mới sáng tạo.
Đại diện GE Global - một tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới trong các lĩnh vực hàng không, cơ khí bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành quyết sách theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.
Còn đại diện Tập đoàn bảo hiểm Medlife cho biết đã liên doanh với BIDV từ năm 2014 khá hiệu quả và nhận thấy lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Tập đoàn mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục thúc đẩy cải cách doanh nghiệp Nhà nước, nhất là về tài chính, ngân hàng, tạo thuận lợi hơn nữa để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác, kinh doanh.
Giới thiệu một dự án thành phố thông minh đang được tập đoàn đầu tư tại Việt Nam, đại diện hãng điện tử viễn thông hàng đầu của Hoa Kỳ Motorola đề nghị Chính phủ Việt Nam có cơ chế hỗ trợ, tạo thuận lợi trong hoạt động này... Một số tập đoàn khác bày tỏ quan tâm đến lĩnh vực chính phủ điện tử, cải thiện việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Kết thúc tọa đàm, cảm ơn các nhà đầu tư đã tham gia và nêu ra nhiều ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hy vọng hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ là hợp tác toàn diện mà trước hết là hợp tác kinh tế, thương mại và trong đó, ưu tiên lĩnh vực công nghệ. Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn mở cửa đón chào các nhà đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thành công.
Ngành nông nghiệp vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng bất chấp thiên tai
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiều 28-9, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, mặc dù phải đối mặt với thiên tai, biến đổi khí hậu phức tạp tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông-lâm-thủy sản, nhưng nhiều chỉ tiêu của ngành đạt kết quả cao hơn so với nhiều năm gần đây, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến, ngành cũng sẽ đạt và vượt các mục tiêu đề ra của năm 2018.
Cụ thể, sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng 3,81-3,82%, GDP dự kiến tăng khoảng 3,5-3,6%. Đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn ngành, có vai trò nổi bật của các lĩnh vực thuỷ sản (tăng 6,46%), lâm nghiệp (tăng 6%), trồng trọt (tăng 3%) và chăn nuôi (tăng 2,41%). Những sản phẩm tăng mạnh về giá trị và sản lượng là lúa gạo, rau quả, thịt gia cầm xuất khẩu, cá tra, gỗ và sản phẩm của gỗ.
Đáng chú ý, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 9 tháng ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch năm và vượt 1,3% mục tiêu quý đã đề ra.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, để đạt và vượt các mục tiêu tăng trưởng, phát triển ngành như kế hoạch đã đề ra trong năm 2018; toàn ngành phải tiếp tục nỗ lực trong tất cả các lĩnh vực, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ và các Nghị quết chuyên đề của Chính phủ về chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong tháng 10, tập trung thúc đẩy gia tăng sản lượng, giá trị, kim ngạch xuất khẩu đối với những lĩnh vực, sản phẩm đang có nhu cầu gia tăng và thị trường tốt, tạo đà đạt mục tiêu của quý 4 và đóng góp quan trọng để ngành đạt và vượt các mục tiêu chủ yếu đề ra của năm 2018.
'Cuộc chiến' ngân sách giữa Italy và Liên minh châu Âu
Chính phủ Italy vừa đưa ra kế hoạch ngân sách cho năm 2019, theo đó gia tăng chi tiêu cũng như nâng chỉ tiêu thâm hụt ngân sách lên 2,4%, gấp 3 lần so với mức chỉ tiêu của chính phủ tiền nhiệm.
Giới phân tích cho rằng kế hoạch ngân sách này có thể gây mâu thuẫn giữa Italy và Liên minh châu Âu (EU). Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách 2,4% của Italy vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trần 3% của EU. Tuy nhiên, Italy hiện lại có mức nợ công cao thứ hai trong EU, sau Hy Lạp, và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất.
Vì vậy, Ủy ban châu Âu (EC) lo ngại chỉ tiêu thâm hụt ngân sách này có thể làm gia tăng nợ công của Italy, hiện đã ở mức tương đương 131% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Báo La Stampa của Italy cho rằng kế hoạch ngân sách này là “một lời tuyên chiến” của Rome với Brussels. Đây là cuộc chiến mà Italy sẽ giành thắng lợi, dù cho EC có bác bỏ kế hoạch ngân sách này hay đưa ra biện pháp trừng phạt Italy do đã vi phạm các quy định của EU về thâm hụt ngân sách.
Chính phủ dân túy, cực hữu Italy sẽ coi đây như là một ví dụ về sự can thiệp của Brussels vào các vấn đề nội bộ của Italy.
EC sẽ quyết định phải làm gì vào tháng tới khi Italy chính thức gửi kế hoạch ngân sách của họ cho Brussels. Nếu EC không có động thái gì, điều đó có nghĩa Brussels "bật đèn xanh" cho kế hoạch ngân sách của Italy. Nhưng nếu Brussels hành động, Chính phủ Italy lúc đó có thể sẽ đóng vai là nạn nhân của một EU “độc đoán”.
Đây là một chiến thuật khá phổ biến và đã từng được Italy áp dụng thành công khi đổ lỗi cho EU trong vụ sập cầu cạn ở Genoa làm 40 người thiệt mạng hồi tháng 8. Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự đối với Italy không phải là từ EC mà chính là các thị trường tài chính. Chênh lệch về chi phí vay mượn giữa Italy và Đức đã tăng lên tới 2,8% trong ngày 28/9, gần gấp đôi so với thời điểm trước khi chính phủ dân túy, cực hữu ở Italy lên nhậm chức.
Cổ phiếu của các ngân hàng Italy cũng đã bị sụt giảm mạnh trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần này. Ngoài ra, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm cũng có thể sẽ tính đến khả năng hạ bậc tín nhiệm của Italy và điều này càng tác động mạnh đến các thị trường tài chính.
Hai Phó Thủ tướng của Italy là ông Matteo Salvini và ông Luigi Di Maio lập luận rằng, kế hoạch ngân sách mới của Italy sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập và cho phép nợ công giảm khoảng 1% GDP.
Ông Salvini tuyên bố nếu EU bác bỏ kế hoạch ngân sách của Italy thì nước này sẽ vẫn cứ xúc tiến kế hoạch của mình.
Phó Thủ tướng Di Maio thì có lời lẽ ôn hòa hơn chút ít. Ông Di Maio khẳng định chính phủ của ông không hề muốn gây mâu thuẫn với EU và đang bắt đầu cuộc đối thoại với EU về vấn đề này.
Mỹ thông qua gói chi tiêu hơn 850 tỷ USD, chính phủ không bị đóng cửa
Quốc hội Mỹ ngày 26-9 đã thông qua gói chi tiêu lớn, giúp chính phủ liên bang không bị đóng cửa vào ngày 30-9 và tiếp tục hoạt động đến ngày 7-12.
Với 361 phiếu thuận và 61 phiếu chống, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói chi tiêu 854 tỷ USD cho 2 dự luật chi tiêu lớn nhất trong năm, gồm 674,4 tỷ USD cho quốc phòng và số còn lại cho các hoạt động của Bộ Giáo dục, Dịch vụ Nhân sinh, Y tế và Lao động. Tuy nhiên, dự luật này không bao gồm khoản chi cho việc xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump. Dự luật chi tiêu trên được thông qua trong bối cảnh năm tài chính của Mỹ kết thúc vào ngày 30-9.
Trước đó, Tổng thống Trump đã đe dọa đóng cửa chính phủ nếu quốc hội không duyệt ngân sách xây tường biên giới với Mexico nhằm siết chặt nhập cư. Cảnh báo trên của Tổng thống Trump đưa ra trong bối cảnh lưỡng đảng ở Mỹ vẫn chia rẽ về chính sách nhập cư.
Kể từ khi nhậm chức vào đầu năm ngoái, ông Trump từng nhiều lần dọa đóng cửa chính phủ nếu các nghị sỹ không ưu tiên chi ngân sách cho vấn đề siết nhập cư, trong đó có việc xây dựng tường dọc biên giới với Mexico để ngăn người nhập cư trái phép. Ông Trump đề nghị chi 25 tỷ USD để xây dựng bức tường biên giới này.
Bất đồng về mức chi tiêu ngân sách và về chính sách nhập cư từng khiến chính phủ của ông Trump đóng cửa 3 ngày hồi tháng Một năm nay và đóng cửa vài giờ vào tháng Hai.
Trung Quốc và IMF bàn về thương mại đa phương, cải tổ WTO
Ngày 26-9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde thảo luận các mối quan tâm chung bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 tại thành phố New York, Mỹ.
Tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi quan điểm về thương mại đa phương và vấn đề cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ông Vương Nghị nhấn mạnh lập trường của Trung Quốc là duy trì chủ nghĩa đa phương, thương mại tự do cũng như các quy định và luật quốc tế. Ông cũng kêu gọi các nền kinh tế thế giới tăng cường các nỗ lực nhằm bảo vệ chủ nghĩa đa phương.
Trong khi đó, bà Lagarde bày tỏ tán thành quan điểm của Trung Quốc, khẳng định quan điểm đó là một trong những nguyên tắc của IMF thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và thương mại quốc tế.
Theo Tổng giám đốc IMF, cộng đồng quốc tế cần bảo vệ vững chắc hệ thống đa phương, tuân thủ các quy định và quy tắc về thương mại quốc tế trong giải quyết các tranh chấp thông qua tham vấn.
Trao đổi về vấn đề cải tổ WTO, ông Vương Nghị nhấn mạnh tổ chức toàn cầu này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển thương mại quốc tế, do đó việc cải tổ WTO cần diễn ra minh bạch, cởi mở và toàn diện.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc, cần cân nhắc quan điểm của toàn bộ thành viên WTO, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, vì việc cải tổ tổ chức này liên quan tới lợi ích của tất cả các nước thành viên./.
Sáng 27-9 (theo giờ địa phương, tức tối cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại thành phố New York, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc tọa đàm về thu hút đầu tư tại Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp 4.0 với hơn 40 doanh nghiệp, nhà đầu tư hàng đầu Hoa Kỳ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, bán lẻ, logistics, thực phẩm, đồ uống, năng lượng, xây dựng...
Buổi tọa đàm do Hội đồng kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế (BCIU) của Hoa Kỳ và Công ty FPT Việt Nam phối hợp tổ chức, năm trong Trong khuôn khổ chuyến tham dự phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ những ấn tượng tốt đẹp được gặp gỡ các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ đang triển khai nhiều dự án kinh doanh đa dạng tại Việt Nam. Thủ tướng bày tỏ mong muốn lắng nghe những nguyện vọng, phản ánh của các doanh nghiệp Hoa Kỳ về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng như sẵn sàng trả lời các câu hỏi, thắc mắc của các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án, chương trình hợp tác kinh doanh của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Nhấn mạnh đến tiềm năng rất lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam - một trong những thị trường tăng trưởng cao nhất thế giới, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Hoa Kỳ trao đổi kỹ những vấn đề còn bất cập, cần có sự hỗ trợ, ủng hộ và tạo điều kiện từ phía Chính phủ, nhất là về cơ chế, chính sách.
Vui mừng vì các nhà đầu tư Hoa Kỳ đều có mong muốn mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn ủng hộ các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam, nhất là việc tận dụng những tiềm năng lợi thế về công nghệ, lực lượng lao động sẵn có của một thị trường Việt Nam giàu tiềm năng cùng nhiều thuận lợi khác về thể chế.
Nhấn mạnh đến ý tưởng và sáng kiến - những yếu tố quan trọng hàng đầu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư Hoa Kỳ đóng góp những ý tưởng đối với tiến trình phát triển của Việt Nam trên mọi lĩnh vực như ý tưởng 4.0 trong nông nghiệp, y tế, giáo dục…
Kêu gọi các doanh nghiệp Hoa Kỳ đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ mong muốn tại buổi tọa đàm, các nhà đầu tư chia sẻ về quan điểm, phương thức, đề xuất những giải pháp để Việt Nam tận dụng tốt ưu thế cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là việc khắc phục những nguy cơ đe dọa đến giảm việc làm hoặc nguy cơ tụt hậu.
Tại buổi tọa đàm, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đều bày tỏ lạc quan về cơ hội và triển vọng đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, trong đó có nhiều nhà đầu tư đã có mặt ở Việt Nam hàng thập kỷ. Đặc biệt, các nhà đầu tư tin tưởng vào sự quyết liệt trong điều hành của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ đối với cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, nền kinh tế số... ở Việt Nam.
Ông Bernerd Da Santos, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn AES Corporation, một trong 200 doanh nghiệp năng lượng có doanh thu lớn nhất toàn cầu, cho biết, Tập đoàn mong muốn tham gia vào quá trình phát triển kinh tế Việt Nam.
Giới thiệu về quá trình đầu tư ở Việt Nam 10 năm trước trong lĩnh vực phát điện với tổng vốn đầu tư là 2 tỷ USD, ông Bernerd Da Santos nhận định, có nhiều cơ hội cho các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, khí và khí hóa lỏng.
Ông Bernerd Da Santos cũng chia sẻ quan điểm đánh giá cao thành tựu phát triển nhanh của Việt Nam 30 năm qua và cho rằng, kết quả này có được nhờ những nỗ lực và quyết tâm cải cách kinh tế. Đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, không ngừng đổi mới sáng tạo.
Đại diện GE Global - một tập đoàn hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới trong các lĩnh vực hàng không, cơ khí bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành quyết sách theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tư.
Còn đại diện Tập đoàn bảo hiểm Medlife cho biết đã liên doanh với BIDV từ năm 2014 khá hiệu quả và nhận thấy lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ. Tập đoàn mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục thúc đẩy cải cách doanh nghiệp Nhà nước, nhất là về tài chính, ngân hàng, tạo thuận lợi hơn nữa để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác, kinh doanh.
Giới thiệu một dự án thành phố thông minh đang được tập đoàn đầu tư tại Việt Nam, đại diện hãng điện tử viễn thông hàng đầu của Hoa Kỳ Motorola đề nghị Chính phủ Việt Nam có cơ chế hỗ trợ, tạo thuận lợi trong hoạt động này... Một số tập đoàn khác bày tỏ quan tâm đến lĩnh vực chính phủ điện tử, cải thiện việc thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Kết thúc tọa đàm, cảm ơn các nhà đầu tư đã tham gia và nêu ra nhiều ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hy vọng hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ là hợp tác toàn diện mà trước hết là hợp tác kinh tế, thương mại và trong đó, ưu tiên lĩnh vực công nghệ. Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn mở cửa đón chào các nhà đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thành công.
Ngành nông nghiệp vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng bất chấp thiên tai
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiều 28-9, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, mặc dù phải đối mặt với thiên tai, biến đổi khí hậu phức tạp tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông-lâm-thủy sản, nhưng nhiều chỉ tiêu của ngành đạt kết quả cao hơn so với nhiều năm gần đây, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến, ngành cũng sẽ đạt và vượt các mục tiêu đề ra của năm 2018.
Cụ thể, sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản tiếp tục tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng 3,81-3,82%, GDP dự kiến tăng khoảng 3,5-3,6%. Đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn ngành, có vai trò nổi bật của các lĩnh vực thuỷ sản (tăng 6,46%), lâm nghiệp (tăng 6%), trồng trọt (tăng 3%) và chăn nuôi (tăng 2,41%). Những sản phẩm tăng mạnh về giá trị và sản lượng là lúa gạo, rau quả, thịt gia cầm xuất khẩu, cá tra, gỗ và sản phẩm của gỗ.
Đáng chú ý, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 9 tháng ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch năm và vượt 1,3% mục tiêu quý đã đề ra.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, để đạt và vượt các mục tiêu tăng trưởng, phát triển ngành như kế hoạch đã đề ra trong năm 2018; toàn ngành phải tiếp tục nỗ lực trong tất cả các lĩnh vực, quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ và các Nghị quết chuyên đề của Chính phủ về chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội.
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong tháng 10, tập trung thúc đẩy gia tăng sản lượng, giá trị, kim ngạch xuất khẩu đối với những lĩnh vực, sản phẩm đang có nhu cầu gia tăng và thị trường tốt, tạo đà đạt mục tiêu của quý 4 và đóng góp quan trọng để ngành đạt và vượt các mục tiêu chủ yếu đề ra của năm 2018.
'Cuộc chiến' ngân sách giữa Italy và Liên minh châu Âu
Chính phủ Italy vừa đưa ra kế hoạch ngân sách cho năm 2019, theo đó gia tăng chi tiêu cũng như nâng chỉ tiêu thâm hụt ngân sách lên 2,4%, gấp 3 lần so với mức chỉ tiêu của chính phủ tiền nhiệm.
Giới phân tích cho rằng kế hoạch ngân sách này có thể gây mâu thuẫn giữa Italy và Liên minh châu Âu (EU). Chỉ tiêu thâm hụt ngân sách 2,4% của Italy vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trần 3% của EU. Tuy nhiên, Italy hiện lại có mức nợ công cao thứ hai trong EU, sau Hy Lạp, và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất.
Vì vậy, Ủy ban châu Âu (EC) lo ngại chỉ tiêu thâm hụt ngân sách này có thể làm gia tăng nợ công của Italy, hiện đã ở mức tương đương 131% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Báo La Stampa của Italy cho rằng kế hoạch ngân sách này là “một lời tuyên chiến” của Rome với Brussels. Đây là cuộc chiến mà Italy sẽ giành thắng lợi, dù cho EC có bác bỏ kế hoạch ngân sách này hay đưa ra biện pháp trừng phạt Italy do đã vi phạm các quy định của EU về thâm hụt ngân sách.
Chính phủ dân túy, cực hữu Italy sẽ coi đây như là một ví dụ về sự can thiệp của Brussels vào các vấn đề nội bộ của Italy.
EC sẽ quyết định phải làm gì vào tháng tới khi Italy chính thức gửi kế hoạch ngân sách của họ cho Brussels. Nếu EC không có động thái gì, điều đó có nghĩa Brussels "bật đèn xanh" cho kế hoạch ngân sách của Italy. Nhưng nếu Brussels hành động, Chính phủ Italy lúc đó có thể sẽ đóng vai là nạn nhân của một EU “độc đoán”.
Đây là một chiến thuật khá phổ biến và đã từng được Italy áp dụng thành công khi đổ lỗi cho EU trong vụ sập cầu cạn ở Genoa làm 40 người thiệt mạng hồi tháng 8. Tuy nhiên, mối đe dọa thực sự đối với Italy không phải là từ EC mà chính là các thị trường tài chính. Chênh lệch về chi phí vay mượn giữa Italy và Đức đã tăng lên tới 2,8% trong ngày 28/9, gần gấp đôi so với thời điểm trước khi chính phủ dân túy, cực hữu ở Italy lên nhậm chức.
Cổ phiếu của các ngân hàng Italy cũng đã bị sụt giảm mạnh trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần này. Ngoài ra, các cơ quan xếp hạng tín nhiệm cũng có thể sẽ tính đến khả năng hạ bậc tín nhiệm của Italy và điều này càng tác động mạnh đến các thị trường tài chính.
Hai Phó Thủ tướng của Italy là ông Matteo Salvini và ông Luigi Di Maio lập luận rằng, kế hoạch ngân sách mới của Italy sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập và cho phép nợ công giảm khoảng 1% GDP.
Ông Salvini tuyên bố nếu EU bác bỏ kế hoạch ngân sách của Italy thì nước này sẽ vẫn cứ xúc tiến kế hoạch của mình.
Phó Thủ tướng Di Maio thì có lời lẽ ôn hòa hơn chút ít. Ông Di Maio khẳng định chính phủ của ông không hề muốn gây mâu thuẫn với EU và đang bắt đầu cuộc đối thoại với EU về vấn đề này.
Mỹ thông qua gói chi tiêu hơn 850 tỷ USD, chính phủ không bị đóng cửa
Quốc hội Mỹ ngày 26-9 đã thông qua gói chi tiêu lớn, giúp chính phủ liên bang không bị đóng cửa vào ngày 30-9 và tiếp tục hoạt động đến ngày 7-12.
Với 361 phiếu thuận và 61 phiếu chống, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói chi tiêu 854 tỷ USD cho 2 dự luật chi tiêu lớn nhất trong năm, gồm 674,4 tỷ USD cho quốc phòng và số còn lại cho các hoạt động của Bộ Giáo dục, Dịch vụ Nhân sinh, Y tế và Lao động. Tuy nhiên, dự luật này không bao gồm khoản chi cho việc xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump. Dự luật chi tiêu trên được thông qua trong bối cảnh năm tài chính của Mỹ kết thúc vào ngày 30-9.
Trước đó, Tổng thống Trump đã đe dọa đóng cửa chính phủ nếu quốc hội không duyệt ngân sách xây tường biên giới với Mexico nhằm siết chặt nhập cư. Cảnh báo trên của Tổng thống Trump đưa ra trong bối cảnh lưỡng đảng ở Mỹ vẫn chia rẽ về chính sách nhập cư.
Kể từ khi nhậm chức vào đầu năm ngoái, ông Trump từng nhiều lần dọa đóng cửa chính phủ nếu các nghị sỹ không ưu tiên chi ngân sách cho vấn đề siết nhập cư, trong đó có việc xây dựng tường dọc biên giới với Mexico để ngăn người nhập cư trái phép. Ông Trump đề nghị chi 25 tỷ USD để xây dựng bức tường biên giới này.
Bất đồng về mức chi tiêu ngân sách và về chính sách nhập cư từng khiến chính phủ của ông Trump đóng cửa 3 ngày hồi tháng Một năm nay và đóng cửa vài giờ vào tháng Hai.
Trung Quốc và IMF bàn về thương mại đa phương, cải tổ WTO
Ngày 26-9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp với Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde thảo luận các mối quan tâm chung bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 tại thành phố New York, Mỹ.
Tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi quan điểm về thương mại đa phương và vấn đề cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ông Vương Nghị nhấn mạnh lập trường của Trung Quốc là duy trì chủ nghĩa đa phương, thương mại tự do cũng như các quy định và luật quốc tế. Ông cũng kêu gọi các nền kinh tế thế giới tăng cường các nỗ lực nhằm bảo vệ chủ nghĩa đa phương.
Trong khi đó, bà Lagarde bày tỏ tán thành quan điểm của Trung Quốc, khẳng định quan điểm đó là một trong những nguyên tắc của IMF thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và thương mại quốc tế.
Theo Tổng giám đốc IMF, cộng đồng quốc tế cần bảo vệ vững chắc hệ thống đa phương, tuân thủ các quy định và quy tắc về thương mại quốc tế trong giải quyết các tranh chấp thông qua tham vấn.
Trao đổi về vấn đề cải tổ WTO, ông Vương Nghị nhấn mạnh tổ chức toàn cầu này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển thương mại quốc tế, do đó việc cải tổ WTO cần diễn ra minh bạch, cởi mở và toàn diện.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc, cần cân nhắc quan điểm của toàn bộ thành viên WTO, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, vì việc cải tổ tổ chức này liên quan tới lợi ích của tất cả các nước thành viên./.
Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương thăm làm việc tại Hà Lan  (03/10/2018)
Phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị  (03/10/2018)
Thỏa thuận thương mại tự do Nhật Bản - EU: Bước tiến nhiều mong đợi?  (03/10/2018)
Xây dựng nền tảng chính trị: Sứ mệnh quan trọng của đối ngoại đảng  (03/10/2018)
Đề phòng tình trạng lạnh cóng và các bệnh thường gặp trong mùa đông  (03/10/2018)
Lãnh đạo Lào chia buồn về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần  (02/10/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay